Home BlogFun Thuyết trình bằng tiếng Anh – Cấu trúc thường dùng & Một vài lưu ý

Thuyết trình bằng tiếng Anh – Cấu trúc thường dùng & Một vài lưu ý

by Admin




Bạn có phải thuyết trình bằng tiếng Anh trong công việc và học tập của mình không? Bạn đã biết để có một bài thuyết trình tốt cần làm những gì chưa? Bài viết hôm nay của mình sẽ giúp bạn học các cụm từ, cấu trúc thường được sử dụng trong bài thuyết trình, kỹ năng cần có để xử lý tình huống, giải quyết các câu hỏi của khán giả và một vài lưu ý để có một buổi thuyết trình thành công. 

Hãy cùng theo dõi nhé!

Các cấu trúc thường dùng trong bài thuyết trình bằng tiếng Anh

1. Greeting to the audience (Lời chào khán giả)

Good morning, everyone.

(Chào buổi sáng tất cả mọi người.)

Good afternoon, ladies and gentlemens.

(Xin chào, các quý bà và quý ông.)

Hello everybody.

(Xin chào tất cả các bạn.)

Welcome to our presentation.

(Chào mừng đến với buổi thuyết trình của chúng tôi.)

I’d like to thank you for coming here today.

(Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn vì đã đến đây ngày hôm nay.)

2. Introducing yourself (Giới thiệu bản thân)

Let me introduce myself, my name is …, member of group ….

(Để tôi giới thiệu về mình, tên tôi là…., là thành viên của nhóm….)

I’m…. from…. (class/group)

(Tôi tên là …. đến từ lớp/nhóm….)

For those who don’t know me, my name’s … and I work …..

(Cho những ai chưa biết thì tôi tên là… và làm….)

Before we begin, let me introduce myself briefly….

(Trước khi chúng ta bắt đầu, hãy để tôi giới thiệu ngắn gọn về bản thân….)

If you don’t know me, I’m….

(Nếu bạn chưa biết tôi thì tôi là….)

I see some new faces so I’ll introduce myself first….

(Tôi nhìn thấy một vài gương mặt mới, vì thế tôi sẽ giới thiệu về bản thân mình trước….)

Thuyết trình bằng tiếng Anh

3. Introducing your topic (Giới thiệu chủ đề)

Today, I am going to talk today about….

(Hôm nay tôi sẽ nói về….)

The purpose of my presentation is….

(Mục đích bài thuyết trình hôm nay là….)

Today I am here to present to you about ….

(Tôi ở đây hôm nay để trình bày với các bạn về…)

I am delighted to be here today to tell you about….

(Tôi rất vui được có mặt ở đây hôm nay để kể cho các bạn về…)

In this talk, I would like to concentrate on….

(Trong buổi thuyết trình ngày hôm nay, tôi muốn tập trung vào….)

4. Introducing the structure (Giới thiệu bố cục bài thuyết trình)

My presentation is divided into ….. main sections. 

(Bài thuyết trình của tôi được chia làm ….. phần chính.)

In my presentation, I’ll focus on …. major issues….

(Trong bài thuyết trình của mình, tôi sẽ tập trung vào ….. vấn đề chính….)

This presentation is structured as follow:…

(Bài thuyết trình này được xây dựng như sau …..)

I’ll begin by …..and then, I’ll ….. Finally, I’ll…

(Tôi sẽ bắt đầu từ…. và sau đó…. Cuối cùng tôi sẽ…)

5. Beginning the presentation (Bắt đầu buổi thuyết trình)

Đây là phần chính của bài thuyết trình và bạn cần dành nhiều thời gian, tâm huyết cho phần này nhất. 

Bốn phần trên bạn chỉ cần nói ngắn gọn trong hai, ba câu mỗi phần để tạo một chút ấn tượng tốt ban đầu với khán giả. Còn để người nghe thật sự bị thu hút và muốn ngồi lại lắng nghe những điều bạn nói thì phải dựa vào phần này bạn có làm tốt hay không. 

Vậy để có một phần thân bài thuyết trình hay và trôi chảy, hãy ghi nhớ những cấu trúc sau:

a. Beginning (Lời mở đầu)

I’ll start with some general information about … 

(Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung về…)

I’ll start off by talking about….

(Tôi sẽ bắt đầu bằng cách nói về….)

I’d just like to give you some background information about… 

(Tôi muốn cung cấp cho bạn vài thông tin sơ lược về…)

I would like to begin by looking at…

(Tôi muốn bắt đầu bằng việc xem xét về….)

As you are all aware / As you all know…

(Như các bạn đều biết…)

b. Ordering (Sắp xếp các phần)

Firstly…secondly…thirdly…lastly… 

(Đầu tiên…thứ hai … thứ ba…cuối cùng…)

First of all, I’ll …., I’ll continue by….,. To finish, I’ll….

(Trước hết tôi sẽ …., tiếp theo ….. Để kết thúc tôi sẽ….)

To start with…later…to finish up… 

(Bắt đầu với … sau đó…và để kết thúc…)

c. Finishing One Part (Kết thúc một phần để chuyển sang phần mới)

Well, I’ve told you about… 

(Vâng, tôi vừa trình bày với các bạn về phần …)

That’s all I have to say about… 

(Đó là tất cả những gì tôi phải nói về phần …)

We’ve looked at… 

(Chúng ta vừa xem qua phần …)

Let’s move on and discuss…

(Cùng chuyển sang và bàn luận về…)

Để có được một bố cục rõ ràng và chắc chắn rằng khán giả có thể theo sát tất cả các phần bạn đang trình bày, bạn có thể kết thúc bằng cách đưa ra những kết luận báo hiệu rằng bạn đã hoàn thành xong một phần. 

To wrap up, let’s remind ourselves of why this should matter to everyone here.

(Để kết thúc, hãy nhắc nhở chính mình tại sao điều này lại quan trọng với tất cả mọi người ở đây.)

Let’s review the key points from this session.

(Hãy cùng nhìn lại một vài điểm chính của phần này.)

Cách kết thúc này sẽ làm bài thuyết trình của bạn trở nên mới mẻ,bớt nhàm chán và để lại cho khán giả nhiều dư âm về các phần hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng phần kết luận này chỉ nên đưa vào trong bài một đến hai lần giúp bài thuyết trình của bạn không trở nên nhàm chán, tránh đưa quá nhiều gây mất tự nhiên.

Cấu trúc thuyết trình tiếng Anh

d. Starting another part (Bắt đầu một phần khác)

Để khán giả không bị bối rối khi bạn chuyển tiếp giữa hai phần, hãy có những cách mở đầu đơn giản nhưng đủ rõ ràng:

Now I’d like to move on to/ turn to/ look at…

(Bây giờ tôi muốn chuyển sang/ xem xét…)

This leads me to my next point…

(Điều này dẫn tôi đến vấn đề tiếp theo…)

Let’s go into some more detail about…

(Hay cùng đi vào tìm hiểu kỹ hơn về…)

6. Ending the presentation (Kết thúc bài thuyết trình)

I’d like to conclude by… 

(Tôi muốn kết luật lại bằng cách …)

Now, just to summarize, let’s quickly look at the main points again. 

(Bây giờ, để tóm tắt lại, chúng ta cùng nhìn nhanh lại các ý chính một lần nữa.)

That brings us to the end of my presentation. 

(Đó là phần kết thúc của bài thuyết trình của tôi.)

Kết thúc bài thuyết trình bạn có thể lựa chọn đặt ra một vài câu hỏi kết luận cho khán giả để giao lưu cũng như có thể biết được những điều bạn vừa trình bày có dễ hiểu với người nghe hay không. 

So, you’ve heard what I have to say. What conclusions can you take away from this?

(Vậy là bạn đã nghe xong những gì tôi cần phải nói. Bạn có thể rút ra những kết luận gì từ vấn đề này?)

7. Thanking your audience (Cảm ơn khán thính giả)

Thank you for listening / for your attention. 

(Cảm ơn bạn đã lắng nghe/ tập trung)

Thank you all for listening, it was a pleasure being here today. 

(Cảm ơn tất cả các bạn vì đã lắng nghe, thật là một vinh hạnh được ở đây hôm nay.)

Well that’s it from me. Thanks very much. 

(Vâng, phần của tôi đến đây là hết. Cảm ơn rất nhiều.)

Many thanks for your attention. 

(Cảm ơn rất nhiều vì sự tập trung của bạn.)

May I thank you all for being such an attentive audience. 

(Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã rất tập trung.)

Đừng quên cúi chào và nở một nụ cười thật tươi với khán giả khi nói lời cảm ơn vì họ đã dành thời gian lắng nghe những điều bạn nói nhé!

Một vài lưu ý khi thuyết trình bằng tiếng Anh 

1. Cách mở đầu thu hút và gây ấn tượng?

Mở đầu bài thuyết trình, thay vì đi thẳng vào vấn đề cần nói một cách khô khan và kém ấn tượng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn việc dẫn dắt từ vấn đề nào đó liên quan đến người nghe hoặc những con số, số liệu được thống kê ấn tượng hay một mẩu truyện ngắn vui có kết nối với chủ đề bạn sắp nói tới. 

Điều này chắc chắn sẽ khiến khán giả cảm thấy có hứng thú hơn và bản thân bài thuyết trình của bạn cũng trở nên gần gũi, dễ tiếp cận người nghe hơn rất nhiều. 

2. Cách đưa dẫn chứng, số liệu trong bài thuyết trình?

Một bài thuyết trình hay và thuyết phục sẽ không bao giờ được thiếu các dẫn chứng minh họa, số liệu thống kê cụ thể về những gì đang được nói đến. Vậy có những cách nào để dẫn dắt đến những con số, ví dụ đó?

A good example of this is…

(Một ví dụ điển hình cho vấn đề này chính là…)

To give you an example….

(Để tôi đưa ra cho bạn một ví dụ….)

If you look at this, you will see…

(Nếu quý vị xem xét điều này, quý vị sẽ thấy…)

This graph gives you a break down of…

(Biểu đồ này cho quý vị thấy sự sụp đổ của…)

Please look at this graph, which shows…

(Hãy nhìn vào biểu đồ này, nó thể hiện rằng….)

Và đôi lúc, hãy nhìn về phía khán giả và đưa ra lời giải thích cho những số liệu, ví dụ minh họa mà bạn đề cập đến. Việc này sẽ giúp bạn có sự kết nối với khán giả và những gì bạn nói luôn rõ ràng, dễ hiểu. 

As you can see…

(Như bạn thấy…)

This clearly shows …

(Điều này cho thấy rõ ràng…)

From this, we can understand how / why…

(Từ đây, chúng ta có thể hiểu làm thế nào / tại sao…)

3. Cách giải quyết các sự cố thông minh và nhanh gọn?

Chắc chắn cuộc sống sẽ không có gì là suôn sẻ, không phải bài thuyết trình nào cũng có thể diễn ra thành công theo đúng ý bạn. Sẽ có những lúc bạn gặp phải một vài sự cố, đó có thể là cơ hội để bạn thể hiện mình tốt hơn, vì thế hãy bình tĩnh xử lý thay vì luống cuống hoặc im lặng không biết làm gì.

Vì vậy hãy nằm lòng một vài cách xử lý những tình huống “khó đỡ” đó thật khéo léo và thông suốt dưới đây để không làm hỏng buổi thuyết trình mà bạn đã dành cả tâm huyết nhé:

a. Khi bạn đột nhiên quên mất mình đang nói tới đâu

Lúc này có thể là cơ hội để bạn có thể giao tiếp một chút với người nghe. Hãy để khán giá giúp bạn nhớ ra bằng việc đặt một vài câu hỏi kiểu như:

Where was I?

(Tôi đang ở đâu rồi nhỉ?)

So, what was I saying?

(Vậy, tôi đang nói đến điều gì nhỉ?)

b. Bạn chợt nhớ ra một điều nào đó mình đã bỏ lỡ chưa nói ở phần trước

Có thể sử dụng một vài cụm từ sau để cứu vãn tình huống mà không cần thừa nhận rằng bản thân đã phạm sai lầm:

Let me rephrase that….

(Để tôi nói lại điều này….)

To clarify, I wanted to say that….

(Để làm rõ, tôi muốn nói điều này….)

Let me just add one more thing…

(Hãy để tôi nói thêm một điều này…)

I’d like to add something to a point we discussed earlier….

(Tôi muốn thêm một điểm nữa vào điều mà chúng ta đã bàn luận trước đó….)

Let me return to an earlier point briefly….

(Để tôi quay lại một điểm ngắn gọn trước đó….)

c. Bị hỏi khó hoặc hỏi những câu không liên quan 

Đây có lẽ là trường hợp mà nhiều người gặp phải nhất và cũng cảm thấy khó xử lý nhất, mình sẽ đưa ra cho bạn ba cách để giải quyết tình thế thông minh và phù hợp nhất:

  • Nếu bạn chưa nghĩ ra câu trả lời ngay, hãy trì hoãn nó

Thank you for asking but I’ve allocated time for questions at the end this session, so we’ll address your idea later.

(Cảm ơn câu hỏi của bạn nhưng tôi đã phân bổ thời gian cho các câu hỏi vào phần cuối, vì vậy chúng ta sẽ quay lại vấn đề của bạn sau nhé.)

Thank you. I’m not in a position to answer that right now but I’ll get back to you after this part.

(Cảm ơn. Tôi chưa có ý định trả lời câu hỏi ngay bây giờ nhưng tôi sẽ quay lại sau khi kết thúc phần này.)

  • Bạn cũng có thể chuyển hướng câu hỏi, để hiểu hơn khán giả cần gì, nghĩ gì và có thời gian để suy nghĩ câu trả lời

That’s an interesting question. Before I answer, I’d like to ask you some questions…

(Đó là một câu hỏi thú vị. Trước khi trả lời câu hỏi, tôi muốn hỏi bạn một vài điều…)

You’ve raised an important there. What does everyone else think about this?

(Bạn đã nêu ra một điều quan trọng đấy. Còn mọi người ở đây nghĩ gì về nó?)

  • Nếu câu hỏi không liên quan, bạn có thể bỏ qua 

Thank for your input but I don’t see how that connected to what I’m saying.

(Cảm ơn bạn nhưng tôi chưa thấy điều đó có kết nối gì với những vấn đề tôi đang nói đến.)

I don’t meant to be blunt but I don’t think that’s relevant to today’s discussion.

(Tôi không có ý nói thẳng thừng, nhưng tôi không nghĩ nó có liên quan tới những gì chúng ta đang bàn luận.)

d. Lưu ý

Nếu bạn có thể trả lời câu hỏi ngay khi đó, đừng quên một vài cách kết thúc phần trả lời để khán giả cảm thấy bạn thật sự chân thành với câu hỏi của họ

Do you follow what I am saying?

(Anh có theo kịp những gì tôi nói không?)

I hope this explains the situation for you.

(Tôi hy vọng câu trả lời này giải thích tình huống của anh.)

I hope this was what you wanted to hear!

(Tôi hy vọng câu trả lời này là những gì anh muốn nghe!)

Bên cạnh việc nắm vững các phần nội dung, ý tưởng mà bạn chuẩn bị cho bài thuyết trình bằng tiếng Anh, đừng quên ghi nhớ, nằm lòng các cấu trúc tiếng Anh, mẹo xử lí tình huống thông suốt mà mình đã tìm hiểu, tổng hợp và gửi đến bạn trong bài viết ngày hôm nay để có một buổi thuyết trình trở nên chuyên nghiệp hơn nhé.

Hi vọng nó sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn.

Chúc bạn có một buổi  thuyết trình bằng tiếng Anh thành công và được đánh giá cao!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này!

XEM THÊM:

You may also like

1 comment

Thuận 24/08/2020 - 09:09

Cám ơn Tường Vy nhiều nhé! bài viết thật sự rất bổ ích!

Reply

Leave a Comment