Home Thế giới Tại sao Indonesia thử vaccine COVID trên người lao động trước tiên?

Tại sao Indonesia thử vaccine COVID trên người lao động trước tiên?

by Phạm Thư




Indonesia has decided to give COVID-19 vaccinations to working age adults before older citizens.

Indonesia đã quyết định đưa vaccine COVID-19 cho những người lao động trưởng thành trước khi trao cho những người dân lớn tuổi hơn.

The plans differ from vaccination programs in countries such as the United States and Britain, which give priority to older individuals who face a higher risk of death from the disease.

Kế hoạch này khác với chương trình vaccine từ các quốc gia khác như Hoa Kỳ và Anh Quốc, những quốc gia ưu tiên người lớn tuổi mà có khả năng tử vong vì dịch bệnh cao hơn.

Indonesia’s program aims to vaccinate adults 18-59 after health care workers and public servants. The government hopes the program will help the population reach “herd immunity” faster and improve the country’s economy.

Chương trình của Indonesia có mục tiêu cung cấp vaccine cho những người trưởng thành tầm tuôi 18 – 59 sau các nhân viên y tế và người phục vụ cộng đồng. Chính phủ mong rằng chương trình sẽ giúp dân số đạt được mức độ “miễn dịch cộng đồng” nhanh hơn và giúp cải thiện nền kinh tế của quốc gia.

The Mayo Clinic notes that herd immunity happens when a large percentage of a community, the herd, becomes immune to a disease, making the spread from person to person unlikely. As a result, the whole community becomes protected, not just those who are immune.

Mayo Clinic chi ra rằng miễn dịch cộng đồng xảy ra khi phần lớn cộng đồng trở nên miễn dịch với dịch bệnh, khiến việc lây nhiễm giữa người với người khó diễn ra. Vì vậy, cả cộng đồng sẽ được bảo vệ, không chỉ những người miễn dịch.

Why 18-59 year-olds first? – Tại sao là những người 18 – 59 tuổi trước?

Indonesia plans to begin its program with a vaccine developed by China’s Sinovac Biotech. Health officials say they do not yet have enough information on the effectiveness of the vaccine on older people. Trials carried out in Indonesia have involved people aged 18-59.

Indonesia lên kế hoạch bắt đầu chương trình với vaccine đến từ công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc. Các quan chức y tế cho biết họ chưa có đủ thông tin về tính hiệu quả của vaccine lên người lớn tuổi hơn. Các cuộc thử nghiệm diễn ra tại Indonesia có sự tham gia của những người từ 18-59.

Health ministry official Siti Nadia Tarmizi told the Reuters news agency the government will wait for guidance from the country’s drug regulators before deciding on vaccination plans for older individuals.

Quan chức bộ y tế Siti Nadia Tarmizi chia sẻ với hãng thông tấn Reuters rằng chính phủ sẽ chờ văn bản hướng dẫn từ các nhà lập pháp tại quốc gia nơi sản xuất thuốc trước khi đưa ra kế hoạch vaccine dành cho những người lớn tuổi.

Britain and the United States began their vaccination programs with a shot developed by Pfizer-BioNTech that showed a high rate of effectiveness in people of all ages.

Anh Quốc và Hoa Kỳ đã bắt đầu chương trình vaccine của mình với lô thuốc sản xuất bởi Pfizer-BioNTech có tỷ lệ hiệu quả cao trên người ở mọi lứa tuổi.

So far, Indonesia has only been able to secure the Sinovac vaccine. The Southeast Asian nation has a deal to receive 125.5 million doses of Sinovac’s CoronaVac shot. A first shipment of 3 million doses has already arrived.

Cho đến nay, Indonesia mới chỉ có thể sử dụng vaccine Sinovac. Quốc gia Đông Nam Á này có một thỏa thuận nhận 125.5 triệu liều CoronaVac của Sinovac. Chuyến giao 3 triệu liều đầu tiên đã cập bến.

The first doses of the Pfizer-BioNTech vaccine are not expected to arrive in Indonesia until the third quarter. A vaccine developed by AstraZeneca and Oxford University is expected to be released in the second quarter.

Những liều thuốc đầu tiên của vaccine Pfizer-BioNTech sẽ cập bến Indonesia vào tận quý 3 (từ tháng 6 đến 9). Liều vaccine sản xuất bởi AstraZeneca và Đại học Oxford sẽ được công khai vào quý 2 (từ tháng 3 đến 6).

Peter Collignon is a professor of infectious diseases at Australian National University. He said that while Indonesia’s vaccination plans could slow spread of the disease, it may not affect death rates.

Peter Collignon là giáo sư bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Australia. Ông cho biết trong khi kế hoạch vaccine của Indonesia có thể làm giảm sự lây lan của dịch bệnh, tỷ lệ tử vong sẽ không thay đổi đáng kể.

But Collignon noted that because Indonesia’s vaccination program is different from the U.S. and Europe, it can be very valuable.

Nhưng Collignon chỉ ra rằng bởi chương trình vaccine của Indonesia khác với Hoa Kỳ và châu Âu, điều này có thể có giá trị lớn.

“Because it will tell us (whether) you’ll see a more dramatic effect in Indonesia than Europe or the U.S. because of the strategy they’re doing,” he said.

“Bởi điều đó sẽ cho chúng ta biết (liệu) bạn sẽ thấy tác động đáng kể tại Indonesia hơn là châu Âu hoặc Hoa Kỳ dựa vào chiến lược họ đang thực hiện,” ông chia sẻ.

Professor Dale Fisher is with the Yong Loo Lin School of Medicine at the National University of Singapore. He told Reuters he understands the reasoning behind Indonesia’s plans. “Younger working adults are generally more active, more social and travel more so this strategy should decrease community transmission faster than vaccinating older individuals,” Fisher said.

Giáo sư Dale Fisher làm việc tại Trường Y Yong Loo Lin thuộc Đại học Singapore. Ông chia sẻ với Reuters rằng ông hiểu lý do đằng sau kế hoạch của Indonesia. “Những người trưởng thành lao động trẻ tuổi hơn thường năng động hơn, sống hòa đồng hơn và du lịch nhiều hơn và vì vậy chiến lược này có thể làm giảm sự lây nhiễm cộng đồng nhanh hơn là tiêm vaccine cho những người già,” Fisher cho biết.

Can it lead to quick herd immunity? – Liệu nó có tạo ra miễn dịch cộng đồng?

Government officials hope the strategy of vaccinating more socially and economically active individuals can quickly lead to herd immunity.

Các quan chức chính phủ mong rằng chiến lược vaccine dành cho những cá nhân năng động về mặt xã hội và kinh tế có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng nhanh chóng.

Indonesia’s health minister has said the country needs to vaccinate 181.5 million people, or about 67 percent of its population, to reach herd immunity. The government believes this would require almost 427 million doses of vaccines.

Bộ y tế của Indonesia đã tuyên bố rằng đất nước cần tiêm vaccine cho 181.5 triệu người, hay 67.5% dân số, để có được miễn dịch cộng đồng. Chính phủ tin rằng việc này cần đến gần 427 triệu liều vaccine.

Some experts question whether the plan could quickly lead to herd immunity. They say more research is needed to find out whether or not vaccinated people can pass on the virus.

Một số chuyên gia đặt nghi vấn rằng liệu kế hoạch này có nhanh chóng dẫn đến miễn dịch cộng đồng. Họ cho biết sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra liệu những người được tiêm vaccine có thể lan truyền virus nữa không.

“There could be the risk of people still capable of spreading the disease to the others,” said Hasbullah Thabrany, chief of Indonesia’s Health Economic Association.

Sẽ có nguy cơ có những người vẫn có cả năng lây nhiễm bệnh cho người khác,” Hasbullah Thabrany, người đứng đầu Hiệp hội Kinh tế Y tế của Indonesia, cho biết.

Will it help economic recovery? – Liệu điều này có giúp hồi phục kinh tế? 

Economists have argued that a successful vaccination program covering around 100 million people will help energize the economy. They say this is because vaccinated individuals are more likely to return to economic activity such as spending and production.

Các nhà kinh tế cho rằng một chương trình vaccine thành công trên 100 triệu người sẽ giúp tiếp năng lượng cho nền kinh tế. Họ cho biết bởi những cá nhân có vaccine có khả năng thực hiện lại các hoạt động kinh tế như là tiêu dùng và sản xuất.

Faisal Rachman, an economist with Bank Mandiri, said the 18-59 age group has consumption needs that are higher than other groups. Such individuals, he said, could help fuel a faster economic recovery because household consumption makes up more than 50 percent of Indonesia’s economy.

Faisal Rachman, một nhà kinh tế học tại ngân hàng Bank Mandiri, cho biết những người thuộc nhóm tuổi 18-59 có nhu cầu tiêu dùng lớn hơn các nhóm người khác. Những cá nhân như vậy sẽ giúp tăng sự phục hồi kinh tế bởi tiêu thụ tiêu dùng chiếm hơn 50% nền kinh tế Indonesia.

The pandemic pushed Indonesia, Southeast Asia’s largest economy, into its first recession in more than two decades.

Đại dịch đã đẩy Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đến cuộc khủng hoảng đầu tiên trong hơn hai thập kỷ.

Nguồn: VOA

priority /praɪˈɒr.ə.ti/ – n. sự ưu tiên

Ex: My top priority is to find somewhere to live. – Sự ưu tiên hàng đầu của của tôi là tìm nơi nào đó để sống.

regulator /ˈreɡ.jə.leɪ.tər/ – n. nhà lập pháp/cơ quan lập pháp

Ex: Federal regulators prepare to set stricter rules for cars and fuel. – Các nhà lập pháp liên bang chuẩn bị đưa ra các quy định nghiêm khắc hơn đối với ô tô và nhiên liệu.

dramatic /drəˈmæt.ɪk/ – adj. cực kỳ, đáng lưu ý

Ex: We watched scenes of the dramatic rescue on the news. – Chúng tôi xem cảnh giải cứu gay cấn trên bảng tin.

consumption /kənˈsʌmp.ʃən/ – n. sự tiêu thụ, lượng tiêu thụ

Ex: We need to cut down on our fuel consumption by having fewer cars on the road. – Chúng ta cần cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu bằng cách để ít xe ô tô lưu thông trên đường hơn.

effectiveness /ɪˈfek.tɪv.nəs/ – n. sự hiệu quả

Ex: They don’t have information yet to evaluate the effectiveness of those programmes . – Họ chưa có thông tin để đánh giá sự hiệu quả của các chương trình này.

infectious  /ɪnˈfek.ʃəs/ – adj. có tính lây nhiễm cao

Ex: After the 21-day isolation period, Ebola survivors are no longer infectious. – Sau thời gian cách ly 21 ngày, những người sống sót sau Ebola sẽ không còn khả năng lây nhiễm bệnh.

You may also like

Leave a Comment