Home BlogFun Thảo Mai là gì? Hãy đọc nếu bạn chưa biết chị “Nguyệt thảo mai”

Thảo Mai là gì? Hãy đọc nếu bạn chưa biết chị “Nguyệt thảo mai”

by Admin




Chắc là hầu hết nhiều bạn ở đây đều không hiểu và biết nghĩa của từ thảo mai là gì đúng không nào. Vậy “Thảo mai là gì” và được dùng vào trường hợp nào. Để giúp độc giả hiểu rõ, Báo Song Ngữ sẽ giải thích ý nghĩa của cụm từ này chi tiết.

1. Thảo mai là cụm từ đặc biệt, không có trong danh sách từ điển tiếng Việt

+) Về bản chất, cụm từ này có hai nghĩa:

* Trong trường hợp nghĩa đầu tiên, “Thảo mai” là từ ngữ chỉ người phụ nữ nói một đằng, làm một nẻo, bảo người khác làm thế này nhưng mình lại làm thế kia. Đó là một người không trung thực, ngoài mặt thì cười cười nói nói nhưng đằng sau lưng thì nói xấu, âm thầm có dã tâm hại người khác. Cụm từ này mang nghĩa tương tự với từ “Giả tạo” nhưng “Thảo mai” lại mang nghĩa nhẹ nhàng, dễ chịu hơn từ “Giả tạo”.

* Bên cạnh đó, cụm từ này cũng được hiểu là sự khôn lanh, khéo léo trong giao tiếp và cách hành xử trước công chúng. Đó là một cách hành xử tế nhị , điềm đạm được nhiều người thích thú và xem là đáng học hỏi.thảo mai

+) Trong Y học :

Trong Y học: Thảo mai là một loại quả có màu đỏ, chứa nhiều nước, có vị chua ngọt và không có hạt. Loại quả này có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được dùng như một vị thuốc trong Đông Y. Thảo mai có nhiều lợi ích, chẳng hạn như: Điều trị chứng táo bón, chứng thiếu máu do khí hư, chứng ho…

2. Nguồn Gốc 

Theo từ ngữ hán Việt “thảo” có ý nghĩa là cỏ hay là một loại cây nhỏ bé, non nớt, yếu mềm. Trong một vài trường hợp khác thảo có nghĩa là bàn bạc, hay hội thảo. “mai” là khi trời đất chuyển mình từ đêm sang ngày, sự thay đổi và chuyển dịch giữa trời và đất.

Khi ghép lại cùng nhau “thảo mai”, có thể được dịch là cả một xe chuyện mới mẻ tức là toàn nói những việc hay chuyện lạ kì, mới mẻ mà chưa ai được biết đến trước đây, không biết ý nghĩa của lời nói này là thật hay đùa, khiến người khác phải có sự hoài nghi về lời bạn nói ra.

Tuy nhiên, khi nói về nguồn gốc của cụm từ này trong ca dao tục ngữ của Việt Nam, thì kết quả tìm thấy được đều không thể chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của từ này. Nhưng hầu hết đều nói rằng “thảo mai” là một cô gái xuất hiện trong một câu ca dao như sau: “Thảo mai rao bán chỉ vàng, vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh”. Ý nghĩa của câu nói này nhằm để châm biếm những người thiếu tính trung thực trong lời nói hay hành động của mình. Nói đơn giản rằng “thảo mai” dùng để ám chỉ người giả tạo, lật lọng.

3. Người thảo mai có đặc điểm gì?

Thông thường, loại người thảo mai thường có ánh mắt nhìn khá ranh. Nói chuyện với người đối diện, mắt thì liếc ngang liếc dọc “những người ti hí mắt lươn – trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người”. Câu đầu và cuối của họ có thể tương phản lẫn nhau, không tương đồng. Hành động và lời nói thiếu đi tính thuyết phục, thiếu tin cậy.

– Đây là người có nhiều dã tâm, âm thầm nói xấu người khác sau lưng. Chính vì lẽ đó mà thường những người phụ nữ mang tính cách này, sẽ có kết cục không mấy tốt đẹp. Bị người đời ghét bỏ và xa lánh.

đặc điểm thảo mai

– Thảo mai là người “khéo mồm khéo miệng”. Nên rất dễ lấy được lòng người khác, được người ta yêu quý. Nhưng sau đó họ lại lộ nguyên hình là người bất chấp. Lợi dụng lòng tốt của người khác để thực hiện những điều bất chính, mang lợi cho riêng mình.

– Từ “thảo mai” còn mang một ý nghĩa khác được ít người biết đến hơn đó là chỉ việc nói giảm, nói tránh một vấn đề nào đó để lịch sự. Đôi khi một người bạn vừa mới mua một váy mới, hay làm một kiểu tóc mới nhưng bạn cảm thấy không phù hợp với người ấy, thay vì thẳng thắn nói rằng không hợp bạn sẽ nói “cái này cũng đẹp đấy, nhưng mà …” để đưa ra những ý kiến thể hiện sự không đồng tình của mình bằng cách nhẹ nhàng và dễ chịu nhất có thể, để không làm tổn thương cho người đang rất vui vẻ đến nói với bạn về món đồ mới của họ. Có thể hiểu rằng từ “thảo mai” trong hoàn cảnh này có nghĩa là việc nói giảm nói tránh.

– Thảo mai là một người có 2 cá tính, rất dễ lật lọng đủ đường: Ngọt như Cam thảo và chua như quả Ô Mai.

4. Bạn nên sử dụng từ thảo mai như thế nào!

Bạn nên cẩn thận khi sử dụng từ “ thảo mai” với người khác. Bởi nếu bạn không dùng khéo léo có thể làm mất tình bạn.
Thế nên tùy từng môi trường và đối tượng bạn đang tiếp xúc, bạn mới quyết định nên hay không nên sử dụng cụm từ thảo mai. Tránh trường hợp gây hiểu nhầm tới người khác.

5. Xử lý như nào khi bạn bị gọi là thảo mai?

Không hẳn người khác gọi bạn là “ thảo mai” thì tức đó là theo hướng tiêu cực, hoặc chỉ có thể họ đang đùa.

Nếu bạn được ai đó tặng cho hai từ “ thảo mai”, cho dù là nói đểu bạn nhưng hãy cứ im lặng có thể nghĩ như đó là một lời khen, sao lại lo lắng, tức tối. Hay, bạn có thể những lời lẽ làm cho người Thảo mai phải nhận ra các sai, họ thấy xấu hổ với chính bản thân họ. Có đúng không nào?

Trên đây là các lời giải thích của cụm từ “ Thảo Mai” và mong các bạn có thể hiểu rõ hơn nhé. Nếu các bạn có những thắc mắc chưa hiểu thì Báo Song Ngữ luôn sẵn lòng giúp các bạn. Chúc các độc giả luôn thành công!

XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment