Home Việt Nam Những khó khăn của Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi

Những khó khăn của Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi

by Admin




Unclear regulations, low prices and an insufficient grid are hampering efforts to develop offshore wind power, experts and industry insiders have said.

Các chuyên gia và những người trong ngành cho biết, các quy định không rõ ràng, giá điện thấp và thiếu lưới điện truyền tải đang cản trở những nỗ lực phát triển điện gió ngoài khơi.

By 2030 offshore wind power capacity would be 7,000 megawatts (MW), envisages the Power Development Master Plan VIII for 2021-30.

Dự kiến trong Quy hoạch tổng thể phát triển điện lực VIII giai đoạn 2021-2030, đến năm 2030 công suất điện gió ngoài khơi sẽ là 7.000 MW (MW).

But Nguyen Thi Thanh Binh, deputy director of conglomerate T&T Group, said at a conference last week that ambiguous regulations are the biggest hurdle to achieving the government’s goal.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó giám đốc tập đoàn T&T Group, cho biết tại một hội nghị tuần trước rằng các quy định không rõ ràng là khó khăn lớn nhất trong việc đạt được mục tiêu của chính phủ.

“A policy framework, construction roadmap or pricing mechanism for offshore wind power plants has yet to be drawn up, and there is also a lack of specific, clear instructions.”

“Khung chính sách, lộ trình xây dựng hoặc cơ chế định giá cho các nhà máy điện gió ngoài khơi vẫn chưa được xây dựng và cũng thiếu các hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.”

Offshore wind farms usually take six to nine months before commercially operating, and so it is a huge risk for investors if the mechanism is unclear, she added.

Các dự án điện gió ngoài khơi thường mất từ sáu đến chín tháng mới có thể vận hành thương mại, và do đó rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư nếu cơ chế không rõ ràng, bà nói thêm.

Bui Van Thinh, chairman of the Binh Thuan Wind and Solar Energy Association, spoke about another problem: Vietnam’s power grid.

Nhưng, theo ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, nói về một vấn đề khác đó là mạng lưới điện.

“The country’s grid for renewable sources is already overloaded, and so it cannot benefit from more supply.”

“Lưới điện của quốc gia dành cho các nguồn năng lượng tái tạo đã quá tải và vì vậy cung cấp nhiều hơn cũng không có lợi ích.”

Upgrading the power system to cope with the targeted load requires a huge investment, and national utility EVN has no incentive to do it as it buys renewable energy at a loss.

Việc nâng cấp hệ thống điện để đáp ứng mục tiêu phụ tải đòi hỏi một khoản đầu tư lớn và công ty điện lực quốc gia EVN không có động lực để làm điều đó vì họ bị thua lỗ trong việc mua năng lượng tái tạo.

Meanwhile, the newly amended Law on Electricity allows private investors to fund power grids, but lacks specific instructions for implementation.

Trong khi đó, Luật Điện lực mới sửa đổi cho phép các nhà đầu tư tư nhân tài trợ lưới điện nhưng lại thiếu các hướng dẫn cụ thể để thực hiện.

Pricing issues

Vấn đề giá cả

Last October the Ministry of Industry and Trade stopped the feed-in-tariff (FIT) incentive price for wind power projects.

Tháng 10 năm ngoái, Bộ Công Thương đã ngừng áp dụng mức giá ưu đãi trong thuế suất (FIT) cho các dự án điện gió.

It is now seeking feedback on bidding mechanisms for renewable energy prices.

Hiện Bộ đang tìm kiếm phản hồi về cơ chế đấu thầu giá năng lượng tái tạo.

But Binh warned against doing that now, saying both investors and the market would be hurt.

Nhưng bà Bình cảnh báo rằng nếu làm như vậy thì cả nhà đầu tư và thị trường đều sẽ gặp rủi ro.

“Offshore wind power is a relatively new sector in Vietnam, and some investors are considering them test runs.

“Điện gió ngoài khơi là một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam, và một số nhà đầu tư đang cân nhắc chạy thử nghiệm chúng.

“Bidding in this case will disrupt the market, and investors may decide to forfeit them after winning bids.”

Việc đấu thầu trong trường hợp này sẽ làm gián đoạn thị trường và nhà đầu tư có thể quyết định bỏ thầu sau khi thắng thầu.

Mark Hutchinson of the Global Wind Energy Council pointed to the fact that no country has been able to install 3,000 MW of offshore wind power through bidding in early stages.

Ông Mark Hutchinson thuộc Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu chỉ ra một thực tế rằng chưa có quốc gia nào có thể lắp đặt 3.000 MW điện gió ngoài khơi thông qua đấu thầu giá ở giai đoạn đầu.

Citing the experiences of the UK, the Netherlands and Taiwan, he said investors need to have a buffer time before bidding starts.

Theo kinh nghiệm của Anh, Hà Lan và Đài Loan, ông cho rằng các nhà đầu tư cần có thời gian chuyển tiếp trước khi bắt đầu đấu thầu.

FIT prices could be offered for the first 4,000 MW, and the next 3,000 MW could be priced through bidding, he said.

Ông nói, giá FIT có thể được áp dụng cho 4.000 MW đầu tiên và 3.000 MW tiếp theo có thể được định giá thông qua đấu thầu.

He also suggested qualification-based selection to fast-track planning and construction.

Ông cũng đề xuất lựa chọn dựa trên trình độ để lập kế hoạch và nhanh chóng xây dựng.

Doan Ngoc Duong, vice chairman of the Institute of Energy (IEVN) agreed, saying many countries have adopted similar policies to incentivize investors in early phases.

Đoàn Ngọc Đường, Phó Chủ tịch Viện Năng lượng (IEVN) đồng tình với ý kiến này, và cho biết nhiều nước đã áp dụng các chính sách tương tự để khuyến khích các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu.

“We need a pioneering project as a pilot for choosing investors and mechanisms.”

Chúng ta cần một dự án tiên phong làm thí điểm cho việc lựa chọn nhà đầu tư và xây dựng cơ chế.

Too many investors

Quá nhiều nhà đầu tư

Nguyen Thanh Huyen of the Vietnam Administration of Seas and Islands said the number of companies seeking to invest in offshore wind farms has skyrocketed.

Bà Nguyễn Thanh Huyền, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết số lượng công ty tìm cách đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi đã tăng vọt.

“Over the last year and a half 35 firms have asked to explore 41 locations to build wind farms, up from the previous three.”

“Trong hơn một năm qua, 35 công ty đã yêu cầu thăm dò 41 địa điểm để xây dựng các dự án điện gió, tăng so với ba địa điểm trước đó.”

Nguyen Manh Cuong of the IEVN said 22 projects have registered in the north and 74 in the south with a total designed capacity of over 156,000 MW.

Ông Nguyễn Mạnh Cường của IEVN cho biết 22 dự án đã đăng ký ở miền Bắc và 74 dự án ở miền Nam với tổng công suất thiết kế hơn 156.000 MW.

This is much higher than the government’s target of 7,000 MW.

Con số này cao hơn mục tiêu 7,000 MW của chính phủ.

In the northern province of Nam Dinh, for instance, only one project is registered, but with a capacity of 12,000 MW.

Ví dụ, ở phía bắc tỉnh Nam Định, chỉ có một dự án được đăng ký với công suất 12.000 MW.

Nguồn: https://e.vnexpress.net/news/industries/vietnams-hassles-in-developing-offshore-wind-power-industry-4476237.html

Từ mới:

offshore (adj/adv) /ˌɒfˈʃɔːr: xa bờ biển, ở ngoài khơi

envisage (v)  /ɪnˈvɪz.ɪdʒ/  : dự tính, vạch ra kế hoạch

ambiguous (adj)  /æmˈbɪɡ.ju.əs: mơ hồ, nhập nhằng

mechanism (n)  /ˈmek.ə.nɪ.zəm/ : cơ cấu, cơ chế

bidding (n)  /ˈbɪd.ɪŋ: đấu thầu

skyrocket (v)  /ˈskaɪˌrɒk.ɪt: tăng vọt, tăng lên vùn vụt

 

 

 

 

 

 

You may also like

Leave a Comment