Home BlogVăn học Phân tích nhân vật Bé Thu trong Chiếc lược ngà [2 BÀI VĂN MẪU]

Phân tích nhân vật Bé Thu trong Chiếc lược ngà [2 BÀI VĂN MẪU]

by Admin




Chiếc lược ngà – một tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện nói về tình phụ tử thiêng liêng, tình cha con sâu nặng của gia đình ông Sáu trong thời kỳ chiến tranh. Truyện cũng có giá trị mạnh mẽ trong việc tố các tội ác chiến tranh khiến bao nhiêu gia đình phải ly tán, chồng xa vợ, con xa cha. Nhân vật bé Thu công câu chuyện là một cô bé ngây thơ hồn nhiên và giàu tình cảm. Ngay bây giờ, hãy cùng Báo Song Ngữ “Phân tích nhân vật Bé Thu” trong tác phẩm Chiếc lược ngà để thấy rõ hơn nhé.

Hướng dẫn phân tích nhân vật Bé Thu

Nhằm giúp các bạn học sinh dễ dàng phân tích nhân vật mà không bị bỏ sót thông tin, chúng ta sẽ cùng lập dàn ý cho bài văn này.

Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà

Giới thiệu khái quát về nhân vật bé Thu

Thân bài

Khái quát về cảnh ngộ của bé Thu

  • Anh Sáu – ba của bé Thu đi chiến đấu từ khi bé còn nhỏ
  • Bé chỉ nhìn thấy ba qua tấm hình chụp chung với má

Phân tích nhân vật bé Thu

  • Bé Thu là một đứa bé ương ngạnh, bướng bỉnh và có cá tính mạnh mẽ nhưng vẫn ngây thơ, hồn nhiên và một chút sợ hãi.
  • Bé có một tình yêu thương cha tha thiết và mãnh liệt, thể hiện ở 2 thời điểm: Lúc ông Sáu lên đường và cuộc chia tay cảm động giữa hai cha con.

Đánh giá nghệ thuật của nhà văn

  • Kết chuyện được xây dựng đơn giản, có nhiều chi tiết bất ngờ
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ em tinh tế, ngôn ngữ giàu chất chữ tình cùng văn miêu tả, biểu cảm và nghị luận đặc sắc.
  • Chọn nhân vật kể phù hợp, đảm bảo được sự tự nhiên, khách quan và chân thành.

Kết bài

  • Nhận xét khái quát về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
  • Cảm nhận bản thân về nhân vật bé Thu.

Phân tích nhân vật Bé Thu trong Chiếc lược ngà

Thực hành viết bài văn phân tích nhân vật bé Thu

Bài số 1

Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm hay, đặc biệt là những tác phẩm viết về người dân Nam Bộ. “Chiếc lược ngà” được ông viết vào năm 1966 lúc đất nước vẫn đang trong những ngày tháng chiến đấu giành lại độc lập, thống nhất 2 miền Nam Bắc. Truyện ngắn được đông đảo độc giả và nhà phê bình đánh giá cao. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm không thể thiếu nhân vật chính  – Bé Thu – một cô bé đáng yêu, cá tính, hồn nhiêu và có tình yêu thương ba tha thiết, mãnh liệt.

Câu chuyện làm cho người đọc cảm thấy xúc động về tình cha con sâu đậm giữa bé Thu và anh Sáu trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Bé Thu là một có bé bướng bỉnh và ương ngạnh. Từ khi còn bé, em đã phải xa cha từ nhỏ, chỉ biết mặt cha qua tấm ảnh cưới chụp cùng mẹ. Trong lòng em, cha là một người chiến sĩ đẹp trai, dũng cảm và hết mực yêu thương nó.

Khi bé Thu 7 tuổi, anh Sáu mới trở về thăm gia đình vài ngày. Những tưởng em sẽ chào đón ba nồng nhiệt, thế nhưng bé lại xa lánh và nhất quyết không gọi “ba”. Tác giả sử dụng các từ ngữ miêu tả “tròn mắt nhìn”, “ngơ ngác, lạ lùng”, “vụt chạy và kêu thét lên” để thể hiện cảm xúc của của bé khi lần đầu gặp lại ba.

Lúc về nhà cô bé còn có những hành động chống đối lại anh. Khi mẹ bảo gọi ba vào ăn thì bé chỉ nói những câu trống không “thì má cứ kêu đi”, “vô ăn cơm”, “cơm chín rồi”. Kể cả khi bé gặp phải tình huống khó khăn cũng nhất quyết không nhớ tới anh Sáu, không gọi ba mà quyết định tự làm. Dưới sự ân cần của anh Sáu, bé Thu cũng không chấp nhận, đỉnh điểm là bé hất miếng trứng mà anh Sau gắp cho mình ra ngoài.

Trong phút nóng giận đó, anh Sáu đã vỗ vào mông bé nói “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả”. Tưởng chừng bé sẽ khóc và giãy lên nhưng không, em chỉ im lặng rồi sau đó sang bên nhà bà ngoại “méo với ngoại và khóc ở bên đó”. Có thể nhiều người sẽ trách em vì cái tính hỗn xược, nhưng tất cả cũng có lý do.

Chỉ bởi vết sẹo trên mặt anh Sáu mà bé nhất quyết không gọi anh là ba. Đây có lẽ là điều mà chẳng ai có thể ngờ tới được. Hình ảnh ba trong trí tưởng tượng của bé là ngày anh chưa đi kháng chiến, trên mặt không hề có vết sẹo nào. Còn bây giờ, anh lại có một vết sẹo dài, mỗi lần xúc động vết sẹo ấy lại giật giật trông rất đáng sợ. Chính điều đó đã khiến bé Thu nhất định không nhận anh Sáu là cha của mình. Mãi cho tới khi em nghe ngoại giải thích thì mới hiểu được điều đó và cũng hiểu hơn về ba của mình.

Kết thúc kỳ nghỉ, hai cha con phải chia tay nhau, anh Sáu nói khẽ với con “Thôi! Ba đi nghe con!”.Anh Sáu buồn và nghĩ tới lúc đi cũng không nghe được tiếng “ba” từ bé. Thế nhưng bé Thu bống thét lên “Ba!…Ba!”, tiếng kêu vang vọng như gào xé cả bầu không gian.

Rồi sau tiếng “Ba” đó, bé chạy lại ôm chầm lấy ba mình, hôn lên khắp khuôn mặt ba và hôn lên cả vết sẹo ấy. Bé khó nấc lên đòi ba ở lại với mình, không cho ba đi nữa bởi thời gian hai cha con có được quá ngắn ngủ. Không còn cách nào khác, bé chỉ đòi cha làm cho mình một chiếc lược ngà, đây cũng là yêu cầu duy nhất của bé Thu.

Lần gặp này cũng là lần cuối hai cha con được gặp nhau. Qua đoạn trích, chúng ta càng cảm thấy tình cảm thiêng liêng của hai cha con. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, câu từ tinh tế, “Chiếc lược ngà” vừa thể hiện tình cảm gia đình sâu nặng, tình cha con thắm thiết. Đồng thời cũng kín đáo lên án chiến tranh, làm bao gia đình phải chia ly, để lại vết thương trên cả cơ thể và tâm hồn của mỗi con người. Và hình ảnh bé Thu mãi mã là một hình ảnh đẹp, một cô bé ngây thơ, hồn nhiên, yêu thương ba mình trong tâm trí mỗi chúng ta.

Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà

Bài số 2

“Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con thắm thiết và nỗi đau do chiến tranh gây ra, để lại trong lòng người đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nói đến thành công của tác phẩm không thể bỏ qua nhân vật chính – Bé Thu, một cô bé bướng bỉnh nhưng rất hồn nhiên và yêu cha.

Tác giả xây dựng hình ảnh bé Thu với cá tính mạnh mẽ, xa cha từ khi còn nhỏ và chỉ biết mặt cha qua tấm ảnh cưới chụp cùng mẹ. Chỉ vì trên mặt cha có vết sẹo do chiến tranh gây ra mà em vô tình không nhận ra cha mình, tới khi nhân ra thì hai cha con cũng mãi mãi phải xa nhau. Tình yêu thương cha, nỗi đau và uất hận đã giúp bé Thu sau này trở thành một cô giao liên rất dũng cảm.

Do chiến tranh xảy ra khiến ba của bé Thu phải xa nhà để đi chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc. Hai cha con phải xa nhau tới khi bé Thu lên 8 mới có cơ hội gặp lại. Ông Sáu là ba của bé Thu, trên đường về ông thấy cô bé mặc áo đỏ, quần đen, tóc cắt ngang vai, xinh đẹp và hồn nhiên đã nhận ra ngay là con gái mình. Thật trớ trêu tưởng chừng bé sẽ nhận ra mình sau bao năm, nhưng đáp lại niềm vui, sự vồ vập ấy thì bé lại tỏ ra ngờ vực và lảng tránh ông Sáu.

Bé hốt hoảng chạy về nhà, trong khoảng thời gian 3 ngày hai cha con ở trong nhà nhưng em vẫn không nhận cha mình. Thái độ bé ương ngạnh, cư xử có phần “hỗn láo”, nói chuyện trống không với ông Sáu. Khi cần chắt nước nồi cơm em cũng nhất định không nhờ ông Sáu, em còn hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho mình ra ngoài. Khi em bị ông Sáu đánh thì im lặng rồi qua nhà ngoại, đó chính là thái độ ương ngạnh khó bảo của một đứa bé 8 tuổi.

Lý do em không nhận ông Sáu là ba chính là vì vết sẹo trên mặt ông Sáu. Trong trí tưởng tượng của nó khuôn mặt ba không có sẹo, nên khi nhìn thấy ông Sáu nó mới “tròn mắt nhìn”, “ngơ ngác, lạ lùng”, “vụt chạy và kêu thét lên”. Chỉ khi được nghe ngoại giải thích lý do ba có sẹo là bởi chiến tranh gây ra em mới hiểu.

Ngày cuối cùng, trước khi ông Sáu lên đường thì tình cảm đó đã bộc phát và bùng cháy. Lúc này, hành động và thái độ của bé Thu thay đổi đột ngột, đôi mặt mênh mông của bé xôn xao với biết bao ý nghĩa, tình cảm. “Ba…ba” tiếng nói phát ra như xé không gian, khiến bất cứ ai cũng phải nghẹn ngào. Rồi nhanh như sóc nó ôm lấy cổ ba và hôn khắp mọi nơi cả vết sẹo trên khuôn mặt nó cũng hôn. Tình cảm mong nhớ suốt nhiều năm trời bị dồn nén cứ thể bùng nổ, kèm theo đó là cả sự hối hận vì những ngày qua đã nghi hoặc ba mình.

Một cảnh tượng khiến người ta xúc động đến bật khóc. Khi ông Sáu nói “Ba đi rồi ba về với con”, bé Thu đã hét lên là “không”, rồi hai tay siết chặt cổ, dang cả hai chân quặp lấy ba, đôi vai nhỏ run run. Cô bé khóc, khó vì ân hận không nhận ra ba, khóc vì xót thương ba phải chịu bao nhiêu gian khổ của mưa bom bão đạn. Vì thế mà nó mới có những hành động níu giữ ba ở lại, tính cách ương ngạnh cả bé không còn, thay vào đó là tình yêu cha, thương cha và tự hào về người ba chiến sĩ của mình.

Và rồi đó cũng là lần gặp nhau cuối cùng của hai cha con, cha em mãi mãi không trở về với gia đình và thực hiện lời hứa “Ba đi rồi ba về với con”. Tình yêu cha và tự hào về cha đã tôi luyện cho bé Thu trở thành một con người dũng cảm và gan dạ, lớn lên em trở thành một chiến sĩ giao liên không ngại khó khăn.

Qua ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế của Nguyễn Quang Sáng, cho chúng ta thấy tình cảm rất thiêng liêng giữa phụ tử, dù trong cả chiến tranh hay ở thời bình thì tình cảm đó cũng không hề thay đổi. Chúng ta nên trân trọng những gì ta đang có và cái cần trân trọng nhất đó là tình cảm gia đình.

Báo song Ngữ vừa chia sẻ đến cho bạn một số ý tưởng viết bài phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà. Hy vọng từ bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều bài văn hay và nhận được điểm số cao từ thầy cô. Chúc bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong mọi kỳ thi.

XEM THÊM:

 

You may also like

Leave a Comment