Home Blog Kinh nghiệm tự học và luyện thi Ielts 8.0

Kinh nghiệm tự học và luyện thi Ielts 8.0

by Admin




Kinh nghiệm học Ielts

Kinh nghiệm học Ielts

Nay lướt facebook mình có đọc được một bài viết chia sẻ kinh nghiệm tự học Ielts rất hay và tâm huyết của bạn Thanh Tâm Ielts 8.0, nick face: https://goo.gl/U3mjkn

Sau đây là bài chia sẻ phương pháp học Ielts của bạn:

Hi everyone, mình là Tâm, mình vừa thi IELTS đợt tháng 1/2018 với kết quả Overall 8.0 (Listening 9.0, Writing 8.0). Quá trình học và luyện thi IELTS mình cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm nên muốn viết lại để chia sẻ với mọi người.

Trước khi bắt tay vào học và luyện thi IELTS, bản thân mỗi cá nhân cần phải xác định rõ mục tiêu để có động lực học. Không phải tất cả các bạn đi học hay đi làm đều cần có bằng IELTS, và bằng cũng chỉ có giá trị trong 2 năm nên các bạn cần tìm hiểu kĩ những yêu cầu để khỏi tốn thời gian và công sức. Bản thân mình vốn có gốc tiếng Anh (trước đây mình từng thi TOEFL IBT được 90/120), và trong công việc vẫn luôn sử dụng tiếng Anh nên mình không phải bắt đầu từ căn bản. Khi xác định học để đi dạy thì mục tiêu ít nhất của mình là 8.0, vì vừa đi học vừa đi làm nên mình đã mất khoảng 6 tháng tập trung học để đạt được mục tiêu. Mình tự ôn và cách học của mình cũng không đi theo cách học lối mòn “chỉ cần đạt điểm cao” (tất nhiên điểm cao cũng rất quan trọng J) mà còn học để nghiên cứu và tiến bộ hơn trong công việc. Do đó, cách học của mình hướng tới tự học và nghiên cứu nhiều, khá vất vả giai đoạn đầu và cần nhiều kiên trì, nỗ lực.

READING

  1. Luyện theo từng dạng bài

Với các bạn mới bắt đầu làm quen với IELTS thì việc rất quan trọng đó là làm quen với các dạng bài và hiểu cách làm của từng dạng. Một số dạng bài quen thuộc của Reading là gap filling, summary, matching heading, matching information, True/ False/ Not given…

Để luyện từng dạng bài, các bạn có thể sử dụng cuốn “Reading Strategies for the IELTS Test”. Sách chia theo các dạng bài và mỗi dạng bài sẽ có những bài tập dành riêng để luyện. Ngoài ra, cuốn “The Official Cambridge Guide for IELTS” cũng là một lựa chọn rất tốt cho các bạn mới tìm hiểu về IELTS. Sách được trình bày rõ ràng thành “pratices” và “test” riêng để mọi người thực hành. Bên cạnh đó, sách cũng cung cấp các tips rất hữu hiệu để các bạn tăng khả năng đọc và làm bài.

Các bạn nên luyện cách làm từng dạng bài thành thạo trước rồi hãy bắt tay vào làm full test. Cách học này sẽ mang lại một số lợi ích sau:

+ Khi chưa nắm rõ từng dạng bài mà bắt tay vào làm đề sẽ thấy khó và nhanh nản, điểm số cũng thấp vì chưa thể phản ánh đúng khả năng của bản thân

+ Luyện từng dạng bài sẽ nắm vững được cách làm và luyện dược phản xạ tốt. Đến lúc làm full test các bạn sẽ không mất thời gian để bắt kịp vào bài.

+ Chia dạng ra làm sẽ biết được bản thân mình đang yếu ở dạng nào để cải thiện. Ví dụ: rất nhiều bạn gặp khó khăn ở dạng bài matching heading do kĩ năng đọc hiểu không tốt. Biết được điểm yếu thì chúng ta sẽ tập trung vào những phần đấy để cải thiện.

+ Lúc đi thi, các bạn có thể làm trước những dạng bài mà mình thấy tự tin hơn, những dạng bài khác có thể để hoàn thành sau.

Trong quá trình luyện, mình nhận thấy là ý chính của một paragraph không nhất thiết phải nằm ở câu đầu, câu cuối mà nó có thể là những câu nằm ở giữa hoặc đâu đó trong đoạn văn. Do đó, việc đọc cả đoạn văn mới chọn được đáp án là việc cần thiết. Để tránh việc bỏ sót ý dẫn đến chọn nhầm đáp án, mình áp dụng 1 số techniques sau:

+ Kiểm tra tính giải thích cho các topic lớn: tức là các câu sau topic có đưa ra được giải thích hay chỉ là ví dụ, Nếu đó là giải thích thì ý chính thường nằm ở đó.

+ Kiểm tra độ tương quan giữa first sentence and final sentence: xem câu đầu và câu cuối có cùng nhắc tới một chủ đề không. Nếu không thì xác định xem đâu mới là chủ đề mà tác giả muons nhắc tới trong đoạn.

+ Kiểm tra keyword expansion: tức là khi bắt được keyword, chúng ta phải xem xét phần giải thích của tác giả ở đằng sau, nhiểu khi đấy mới là điều tác giả muốn đề cập.

+ Kiểm tra các từ nối giữa câu: các từ nối “However, but, nevertheless…” sẽ thường bắt đầu cho một “opposite side” trong bài chẳng hạn. Và đằng sau những mệnh đề này thường chứa ý chính của đoạn.

2.    Học từ vựng

Bản thân mình học từ vựng qua hai quyển “Vocabulary for Ielts” và “Check your vocabulary for Ielts”. Hai cuốn này theo mình đều rất hay vì nó chia từ vựng theo các topic thường gặp trong kì thi IELTS và các dạng bài tập được đặt trong văn cảnh (context) cụ thể để giúp người đọc hiểu rõ cách sử dụng từ.

Cách học thuộc từ mới của mình cũng không có gì đặc biệt, mình chủ yếu học từ mới vào 2 thời điểm trong ngày đó là sang sớm và tối trước khi đi ngủ, vì đây là 2 thời

điểm dễ ghi nhớ nhất đối với bản thân mình. Mình ghi nhớ từ theo các cụm (thường từ 3 – 4 từ) để vừa ghi nhớ được lâu, cũng vừa có thể hiểu được văn cảnh áp dụng.

Ngoài ra, thỉnh thoảng mình cũng đọc thêm trang:

https://www.newscientist.com/ để lấy thêm từ vựng từ các bài nghiên cứu khoa học. Một số website có chứa các bài đọc hay mà các bạn có thể tham khảo

Discovery: https://www.discoverychannelasia.com/en.html Quartz: https://qz.com/

3.    Luyện đề

Sau khi nắm vững các dạng bài Reading thì mình bắt tay vào làm đề trong bộ “The Official Cambridge Guide for IELTS” và bộ Cam. Lúc đầu mình hoàn toàn không ép thời gian làm bài (50 phút chẳng hạn) mà làm bình tĩnh, nhưng không đến mức cả ngày mới xong 1 bài nhé. Sau đó mình check đáp án và rà soát các câu sai thật kĩ. Cách làm này khiến mình không những nhận ra lỗi sai của bản thân mà còn ghi nhớ được rất lâu. Thông thường mình sẽ ghi lại hết các lỗi sai vào 1 quyển vở, dịch lại các bài Reading sau khi đã làm xong để có thể hiểu được hầu như cả bài. Lâu dần cách làm này khiến mình tăng tốc độ đọc và dịch rất nhiều. Sau hơn 1 tháng thì mình đã quen với cách làm bài, cách tìm “key word” để trả lời cũng như cách suy luận để tránh mắc bẫy các câu hỏi. Quá trình luyện đề mình cũng có sử dụng sách giải thích đáp án Reading của Ngọc Bách để tham khảo thêm. Sau mỗi Test mình sẽ tự tổng kết lại từ vựng hay và các synonym để học luôn để tăng thêm vốn từ.

Bên cạnh bộ Cam và Official Guide, mình cũng có làm thêm các đề của Test Plus. Nhiều bạn aim reading tầm 7 – 7.5 thì có thể chỉ cày bộ Cam là đủ rồi. Vì mình aim cao hơn nên mình luyện tập thêm cả sách này. Phải công nhận là các bài đọc trong bộ này cung cấp một lượng lớn các từ vựng academic và chuyên ngành rất hay và văn phong cũng rất chau chuốt. Vì thế nếu bạn nào ko có mục tiêu quá cao thì đừng làm vì sẽ rất nhanh nản. Nhưng bạn nào thích thử thách bản thân với độ khó và việc học tính nghiên cứu thì đây xứng đáng là một lựa chọn tốt nhé!

LISTENING

Kĩ năng này mình dc maximum điểm chỉ vì 1 lí do đơn giản thôi: nghe nhiều. Vì listening cũng là kĩ năng thụ động nên não bộ chỉ nhận biết được những từ mà bạn đã được nghe và phải nghe với phát âm chuẩn. Trước khi bắt tay vào học Listening, các bạn nên rà soát lại phần phát âm sao cho thật chuẩn, các bạn có thể xem lại phần pronunciation theo clip ngày xưa mình học:  https://www.youtube.com/watch?v=NDgKvwb3onE)

1.    Luyện dạng bài

Giống Reading, mình cũng luyện Listening theo các dạng. Mình sử dụng cuốn “Listening Strategies for the IELTS Test” để nắm rõ về từng dạng. Với mỗi dạng mình dành thời gian khoảng 1 tuần để làm quen, nghe đi nghe lại để làm quen với âm thanh, cách ra câu hỏi và cách nghe đáp án. Trước khi luyện, mình thử làm 1 test trong quyển Cam và tính ra được khoảng 7.0, ko thấp nhưng mình hiểu để tiến bộ từ mức này hoàn toàn không đơn giản. Mình cũng đã đọc nhiều phương pháp làm sao để tiến bộ listening và ban đầu thử áp dụng phương pháp nghe chép chính tả. Thực sự thì phương pháp này mệt và không áp dụng cho những bạn thiếu kiên trì. Lúc mới đầu mình nghe cả 4 sections của 1 bài và sau 3 tuần thì mình dừng. Ngoài ra, website chép chính tả mình từng dùng là:

http://www.listen-and-write.com/.

https://breakingnewsenglish.com/dictation.html

Tổng kết lại phương pháp này giúp mình cải thiện kĩ năng nghe ending sounds, các từ nối, lướt giữa các câu, hay đơn giản là nghe rõ “can” hay “can’t” trong bài. Thế là phần có “s” hay ko có ”s” trong đáp án dc giải quyết phần nào rồi. Tuy nhiên, phương pháp này giúp mình nghe hiểu từng đoạn ngắn chứ ko luyện nghe dc nội dung bao quát. Mà dạng bài multiple choices (1 trong những dạng khiến nhiều người đau đầu) thì bắt buộc phải có khả năng nghe hiểu (giống đọc hiểu vậy đó) nên mình dùng cách luyện nghe và luyện dịch. Nhiều lúc nghe 1 đoạn dài mình hay bị miss và lỡ luôn cả đoạn sau. Thời gian đầu, khả năng listening của mình lên xuống thất thường. Nhưng mình vẫn kiên trì nghe, mỗi ngày ít nhất 1 tiếng, vừa nghe vừa dịch luôn trong đầu xem họ nói gì, dần dần khả năng dịch thuật của mình tăng đáng kể. Cộng thêm với khả năng đọc và dịch các đáp án trong listening (cái này cộng hưởng từ khả năng reading nhé) nên việc hiểu các đáp án trong thời gian nghỉ giữa các sections ko khó khăn với mình. Phương pháp luyện hàng ngày chắc là “tắm ngôn ngữ” mà các cao nhân vẫn gọi đấy. Thỉnh thoảng mình cũng relax 1, 2 hôm nhưng các bạn đừng nghi lâu quá, đến lúc luyện lại sẽ thấy hơi vấp đoạn đầu. Nhiều bạn khuyên trước khi vào thi listening có thể nghe 1 đoạn ngắn tiếng Anh để luyện tai chính là vì lí do đấy ạ.

Tóm lại mình kết hợp cả 2 phương pháp và mỗi cách có hiệu quả riêng. Điều mình nhận ra là khi bạn master kĩ năng nghe, tức là khi âm thanh vào tai và não bạn gần như đồng thời hiểu luôn người ta đang nói gì, thì bạn có thể nghe hiểu trong mọi trạng thái. Giả dụ khi mới luyện nghe mình cố gắng tập trung, ko để xao nhãng. Nhưng khi đã quen thì mình nghe với tâm trạng rất thoải mái, hầu như ko miss đoạn nào, thậm chí vừa nấu cơm vừa nghe vẫn hiểu. Nên đi thi dù có thấy áp lực hay ko thì bạn vẫn nghe hiểu dc vì quen rồi mà.

2.    Luyện đề

Mình luyện nghe bộ Official Guide, bộ Cam và 1 vài đề của Test Plus. Lúc đầu mình có thử nghe 2 bài của quyển Actual Test xong dừng luôn vì thấy nội dung không sát với đề thi thật nên recommend các bạn dùng các sách chính thống thôi nhé. Ngoài ra, các bạn có thể nghe bất kì thứ gì đến tiếng Anh mà các bạn thích. Phải thích thì mới vào dc ạ, miễn là nghe tiếng Anh đích thực là ok rùi. Một số nguồn mình hay xem là:

  • The Ellen show: xem hôm nào có khách mời mình thích hoặc xem đoạn cắt 5-10p hài hài cho vui
  • MasterChef: show này thì xem gần hết, vì ăn uống mà :3
  • TED – hơi hàn lâm nhưng thỉnh thoảng cũng có 1 vài bài thuyết trình gần gũi
  • Phim: khác với nhiều bạn, mình thích xem 2 series là Harry Potter, mỗi phần mình đều có thể xem đi xem lại nhiều lần và The Charmed One, chính là bộ Phép Thuật huyền thoại từ xưa đấy :))
  • Phim hoạt hình: cực kì dễ học, các bạn cứ chọn phim của Walt Disney nhiều vô kể, hình đẹp, nhân vật nói dễ nghe, rất gần gũi
  • BBC 6 minutes English: cũng dễ nghe lắm ạ, độ dài cũng vừa phải (dùng để chép chính tả cũng ok).
  • VOA learning
  • http://www.studyphim.vn/: xem phim có luôn sub và dịch ở bên cạnh, bạn có thể check luôn từ mới và nghĩa, rất tiện

3.    Với những bạn beginners

Với các bạn mới bắt đầu tự học IELTS và trình độ nghe còn thấp thì mình khuyên là không nên bắt tay vào nghe ngay các bài trong sách vì thực chất để nghe được các bài (dù là section 1) cũng đòi hỏi bạn phải có 1 khả năng nghe tương đối. Những bạn làm thử 1 bài test mà chỉ được tầm 10 câu thì nên dừng việc nghe các bài test để luyện từ các nguồn cơ bản hơn. Các bạn có thể nghe chép chính tả ở trang sportlight.com. Đây là 1 website chứa rất nhiều bài nghe về các lĩnh vực (science, education, technology, health, life…) để các bạn thoải mái lựa chọn. Ưu điểm nữa là các bài recording này đều đọc với tốc độ rất chậm (các bạn ko cần phải cài các phần mềm chỉnh tốc độ chậm lại nữa đâu) để các bạn chép chính tả. Hãy nhớ rằng chép chính tả không nhất thiết phải nghe hết cả câu mới chép (nhiều bạn nghe còn kém thì không những chưa nghe được cả câu mà nhiều khi nghe xong cả câu lại quên ngay) các bạn hoàn toàn có thể “pause” lại bất cứ đoạn nào các bạn cảm thấy ổn và vừa với khả năng nghe của mình để chép. Tùy khả năng và sự kiên trì của mỗi cá nhân mà việc chép chính tả sẽ có tác dụng nhanh hay chậm. Tuy nhiên thì việc chép này sẽ khiến các bạn không những nghe tốt hơn mà còn sửa được các lỗi phát âm sai hồi còn đi học chẳng hạn. Sau khi cảm thấy bản thân chép chính tả đã đủ và có tiến bộ thì các bạn có thể ngừng và chuyển sang giai đoạn làm quen với các dạng bài. Ngoài website mình gợi ý thì các bạn cũng hoàn toàn có thể tìm các nguồn khác để nghe và chép, tùy vào sở thích và khả năng của cá nhân nhé.

Vì sao bạn nghe tiếng anh không hiểu?

Động lực học ielts

SPEAKING

Có thể nói speaking là phần thi nhiều người cảm thấy “ngại” nhất trong cả 4 kĩ năng. Vì 3 kĩ năng kia tự làm độc lập, speaking thì phải đối diện với “a foreigner”, xa lạ lắm chứ, người ta cười nói hòa nhã, vui vẻ thì ko sao, bạn nào gặp phải người hơi nhăn mặt 1 cái là về xoắn xuýt hết cả lên. Thật ra điều đấy cũng vô cùng dễ hiểu, học sinh VN hiện nay vẫn thiếu cơ hội, môi trường để thực hành kĩ năng nói khiến tâm trạng mọi người dễ lo lắng, hoang mang khi vào phòng thi. Mà cuống là đi kèm với quên, dẫn đến kết quả không như mong muốn. Tuy nhiên, lưu ý là điểm số của các bạn hoàn toàn không phải quyết định dựa trên “cảm xúc” của examiner đâu ạ J. Hơn nữa, để đạt được mức điểm khá (khoảng 7.0) hoặc thậm chí cao hơn trong IELTS speaking không đòi hỏi các bạn cần phải nói hay và có accent chuẩn như người bản xứ. Tất nhiên, việc giọng nói hay sẽ càng giúp các bạn được điểm cao nhưng đây không phải yếu tố hoàn toàn bắt buộc. Quan trọng là phát âm của các bạn phải rõ ràng và chuẩn, câu cú có ngắt nghỉ, nhấn nhá, từ vựng hợp văn cảnh và trả lời được nội dung câu hỏi thì vẫn sẽ được examiners đánh giá cao.

1.    Luyện phát âm từng từ

Việc luyện phát âm là một giai đoạn rất quan trọng trước khi nói cả một bài dài. Các bạn có thể tìm bảng mẫu ngữ âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet) để luyện phát âm từng âm riêng lẻ cho thật chuẩn, tham khảo thêm ở link sau về cách phát âm nhé:

Sau khi luyện trôi chảy phát âm của từ, các bạn bắt đầu luyện nói các câu ngắn để làm quen với ngữ điệu và accent của người bản xứ.

2.    Phương pháp shadowing

Đây là một phương pháp rất nhiều bạn đã áp dụng và bản thân mình cũng cảm thấy rất hiệu quả. Đó là việc các bạn bắt chước người bản xứ thông qua việc xem các video và “nhại giọng” của họ. Quá trình này sẽ giúp các bạn nói Tiếng Anh luyện phát âm một cách lưu loát, có ngữ điệu đồng thời cũng giúp tăng khả năng nghe rất hiệu quả. Ngoài ra, việc tiếp xúc với quá trình nghe – nói Tiếng Anh hàng ngày cũng sẽ giúp các bạn luyện được phản xạ trong những tình huống đơn giản hàng ngày. Ngoài việc xem phim, các bạn có thể tìm 1 partner/1 nhóm để luyện tập cùng cho chai mặt, làm sao để lúc vào phòng thi giảm nỗi lo lắng xuống mức thấp nhất thì mọi thứ sẽ tự nhiên trôi chảy thôi. Ko tìm dc thì bạn cứ tập nói trước gương xem thần thái mình thế nào, đăng kí các clb nói tiếng Anh, ra bờ Hồ xem có anh Tây nào ko thì lôi vào chém gió, tóm lại là hãy tự tạo môi trường nói tiếng Anh cho mình nhé.

3.    Học từ vựng và tự tạo câu trả lời cho riêng mình

Có nên học bài mẫu ko? ko nên, việc này rất khó vì mấy môn học thuộc lòng tiếng mẹ đẻ ngày xưa còn vật vã chứ đừng nói học thuộc 1 đoạn 200 – 250 từ tiếng Anh, mà lại phải học rất nhiều topics thì đúng là impossible mission! Hơn nữa các bài mẫu nhiều khi sẽ bị coi là đạo văn nếu bị examiners phát hiện và hậu quả thì thôi rồi.

Thay vào đó, mình áp dụng cách viết template cho câu trả lời. Riêng với part 2, viết sẵn khung cho các câu hỏi “When/Where/ How/ Why, etc” còn tùy tình huống mình sẽ thêm bớt các chi tiết cho phù hợp. Quá trình luyện mình tham khảo sách speaking của Mat Clark và các video hướng dẫn của Mr Đặng Trần Tùng (các bạn search gg là ra hết nhé) để làm template cho các câu trả lời. Thế còn cái phần mình nói thêm bớt chi tiết cho phù hợp thì học ở đâu, mình học trong quyển Collocations in Use nhé. Chủ yếu đi thi làm sao nói trôi chảy và đúng ngữ cảnh là quan trọng nhất. Mình dùng cũng khoảng 3 – 4 idioms thôi, không nhiều và chủ yếu tập trung trong part 2 và 3.

Với các bạn vốn từ yếu mà cần thi gấp, các bạn cố gắng khai thác tối đa vocab mà mình biết nhé, sử dụng từ điển Oxford để tra cứu xem những nghĩa chính có thể dùng là gì. Nhiều từ rất đơn giản nhưng nếu chúng ta biết khai thác khía cạnh “uncommon use” của nó cũng hoàn toàn gây ấn tượng với examiners nhé. Ví dụ, mình rất hay sử dụng 1 câu, “well. I am a regular of shop/establishment” để nói về sở thích. Ngoài ra, mình cũng hay học speaking, intonation hay expression từ channel của cô Emma

Link: https://www.youtube.com/channel/UCVBErcpqaokOf4fI5j73K_w Hoặc channel của BBC Learning English

Link: https://www.youtube.com/channel/UCHaHD477h-FeBbVh9Sh7syA

Trong quá trình luyện tập, các bạn nhớ ghi âm bài nói của mình lại để sửa lỗi, sửa ý và cũng để điều chỉnh tốc độ nói cho khớp với thời gian thi mới nhanh tiến bộ nhé, chú ý về ending sounds, phát âm “ed” hay 1 số “commonly mispronounced words” cũng rất quan trọng nhé.

WRITING

Theo mình, điểm quan trọng trong 1 bài luận là yếu tố logic, mạch lạc và dễ hiểu. Khi luyện tập mình luyện tập riêng từng task, tuy nhiên, cả 2 task mình đều học theo 1 số bước cơ bản sau:

  • Dùng quyển Official Guide để xem các dạng bài của writing và các tips, yêu cầu của từng dạng bài như thế nào.
  • Đọc bài mẫu: đây là giai đoạn mình lấy ý và tập làm quen với văn phong của từng dạng bài. Mình có đọc bài mẫu của tác giả Simon, Ngọc Bách và các bài mẫu của các thầy trong group IELTS Việt. Lúc đọc mình cũng note lại hết các cụm từ, cấu trúc hay để bắt chước và chia làm 1 số topic chính để dễ lôi ra dùng. Ngoài ra, mình có tham khảo quyển Ideas for ielts topic của Simon nên về ý tưởng thì cũng gom đc kha khá.
  • Chia bài viết thành từng phần nhỏ để luyện: 1 tiếng cho cả 2 task cũng ko hề dư dả nên mình đã cố gắng luyện sao cho lúc viết vừa tiết kiệm thời gian nhưng vẫn hiệu quả:

+ mở bài: viết theo khuôn mẫu, phần này mình chỉ viết ngắn gọn, đủ ý ko hoa lá gì cả. Mình học cách paraphrase mở bài. Ví dụ như task 1

The number of people à How many people… The amount of waste à how much waste is…

The development of/the production of (với dạng diagram)

+ Thân bài: với task 2 mình lập sẵn outline để tránh bị lạc đề

Ví dụ: với dạng bài “To what extent do you agree or disagree with this opinion”

  • Introduction: totally agree
  • First reason why you agree
  • Second reason why you agree
  • Conclusion: repeat / summarise your opinion

Mặc dù có thể nhiều bạn bỏ qua bước này mà đi thẳng luôn vào viết bài, nhưng mình thấy nếu lập dàn ý trước bạn sẽ có cái nhìn đúng hướng, xuyên suốt và logic. Thậm chí, nếu bạn muốn đưa những quan  điểm  trái  chiều  vào  cũng  ko  lo  bị  lạc  đề  Đối với task 1, mình làm quen với các cấu trúc so sánh hơn, kém, ngang bằng, so sánh nhất và tập hợp vào vở cho dễ nhớ. Cấu trúc của task 1 thực chất ko nhiều nhưng việc đọc và tóm tắt dc số liệu và các mốc thời gian (với những dạng có nhiều mốc thời gian) mới là phần mình luyện nhiều hơn cả. Sau mỗi lần đọc bài mẫu mình đều cố gắng rút ra xem với số liệu nhiều thì gộp thế nào, các nhóm tuổi thì diễn đạt làm sao cho khỏi trùng lặp. Vì thế task 1 mình sẽ nháp hẳn ra nhóm số liệu nào miêu tả trước, nhóm nào miêu tả sau, ghi số luôn bên cạnh chứ ko vừa nhìn vừa viết (rất dễ nhìn nhầm giữa các lines chẳng hạn).

Những cụm từ không nên dùng trong Ielts writing

  • Luyện viết bài và sửa bài: các bạn có thể luyện viết từng phần nhỏ, đến lúc quen rồi hẵng viết cả bài. Mình luyện viết khá nhiều và cố gắng đụng tới tất cả các topic đã từng thi trong các năm gần đây (vì nhiều topic sẽ có ý trùng nhau nên mình có thể luyện dc tư duy phản xạ ý). Mình hạn chế viết câu đơn trong bài và học collocation trong quyển English Collocation in use và Barrons Essential Words (2 quyển này rất hay nhưng nếu ko có nhiều time thì mình recommend các bạn học quyển đầu là ok rồi nhé) để diễn đạt 1 cách tự nhiên giống người bản địa. Viết bài xong, các bạn nên tìm người chữa bài “uy tín” cho mình nhé. Việc này hết sức quan trọng vì nó giúp các bạn nhận ra lỗi 1 cách “chính xác” cũng cách khắc phục lỗi và việc hạn chế lỗi sai sẽ giúp các bạn dần nâng điểm đấy.
  • Đi thi: có thời gian check lại bài + ko mạo hiểm. Tức là mình nhất định phải dành ít nhất 2 phút để check lại bài mặc dù lúc viết đã nghĩ trong đầu 1 kiểu nhưng khi viết ra vẫn đầy lỗi. Mình ko sử dụng những cấu trúc quá cao siêu, văn vẻ gì đâu vì rất mạo hiểm, ngược lại nếu gặp phải những topic mới mình luôn tư duy làm sao để đưa nó vào đúng structure mình quen thuộc, viết đơn giản mà đúng còn hơn. Phần nhiều cấu trúc mình học ngay trong chính reading của bộ Cam đấy ạ, chỉ cần đọc 1 bài thôi là có thể nhặt dc rất nhiều cấu trúc academic rồi ạ, ko cần đi đâu xa

Hi vọng những chia sẻ của bản thân mình sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học và luyện thi IELTS để đạt được kết quả như mong muốn nhé!

You may also like

2 comments

Khách 06/06/2019 - 16:59

Bạn từng chữa bài ở đâu vậy ạ?

Reply
Admin 06/06/2019 - 18:55

Đây là bài viết của bạn Thanh Tâm, mình có để link face ở đầu bài viết đó. Bạn liên hệ để thêm thông tin nhé

Reply

Leave a Comment