Home Học tiếng AnhNgữ pháp tiếng Anh Động từ trong tiếng Anh: Khái niệm, phân loại & cách nhận biết

Động từ trong tiếng Anh: Khái niệm, phân loại & cách nhận biết

by Admin




Trong tiếng Anh, để có được một câu với có nghĩa hoàn chỉnh thì câu đó phải có kết hợp động từ. Đúng vậy, đây là một thành phần rất quan trọng trong câu để tạo ra ngữ nghĩa giúp người nghe, người đọc có thể hiểu nội dung của người khác. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết về chủ điểm từ vựng hôm nay.

Hãy theo dõi dưới này để biết về khái niệm, phân loại và khi nào được sử dụng ngữ pháp này nhé!

1. Khái niệm

Động từ (Verb) là những từ và cụm từ dùng để diễn đạt hành động, sự kiện hoặc trạng thái của chủ ngữ, và có chức năng truyền tải thông tin, nội dung mấu chốt của câu.

Đây là một trong bốn lớp từ chính, cùng với danh từ, tính từ và trạng từ để tạo ra một câu có nội dung hoàn chỉnh.

Ví dụ:

+) I go to the park with my mom.

(Tôi đi tới công viên với mẹ tôi)

=> Tại câu này “go” là động từ có nghĩa là đi, “ tới công viên” là đối tượng của hành động.

+) Nam bought a book at the store.

(Nam mua một quyển sách ở cửa hàng)

=> Từ “ bought” thuộc Verb có nghĩa là mua, Nam đã thực hiện hành động này và một quyển sách tại cửa hàng là đối tượng để Nam tác động.

Động từ trong tiếng Anh

2. Phân loại

a. Gồm ngoại và nội động từ

  • Ngoại động từ (transitive verb) là: diễn tả hành động tác động trực tiếp lên người, vật nào đó. Trong một câu có danh từ và đại từ theo sau làm tân ngữ trực tiếp đi sau ngoại động từ đó.

CT:       S        +         V (verb)           +         N/O

(chủ ngữ)       (Ngoại động từ)        (tân ngữ)

Ví dụ:

+) You surprised me.

( bạn đã thực sự làm tôi ngạc nhiên đó)

Trong câu này nếu bỏ đi từ “me” thì cón có nghĩa là bạn ngạc nhiên nhưng không hiểu ai làm bạn ngạc nhiên, tức là câu này không có nghĩa. Vì vậy, các phải thêm “me” vào câu này rồi.

+) I invited Nhi to the party.

( tôi đã mời Nhi đến buổi tiệc của tôi)

Cách sử dụng động từ

Câu này, “invited” là Verb, theo sau nó là một tân ngữ thì “Nhi” đóng vài trò như một tân ngữ. Để chỉ đích danh là tôi đã mời Nhi.

  • Nội động từ (intransitive verb) là: diễn tả hành động dừng lại ở người nói hoặc người thực hiện hành động đó. Nội động từ không cần tân ngữ trực tiếp theo sau.

CT:        S        +        V

Ví dụ:

+) The children are playing.

( bọn trẻ con đang chơi đùa)

Trong câu này “playing” là nội động từ, chỉ cần có từ này thì người đọc vẫn có thể hiểu được rằng trẻ con đang chơi đùa.

*Note: sự khác nhau giữa ngoại và nội động từ là: nội động từ không có tân ngữ theo sau, còn ngoại động từ theo sau có tân ngữ hoặc danh từ.

b. Gồm động từ thường và động từ đặc biệt

  • Động từ thường là: dùng để diễn tả hoạt động như tạo ra bằng tay, miệng, mắt, cơ thể.

Ví dụ:

      +) We move to the dorm.

(Chúng tôi chuyển đến ký túc xá)

=> “move” là di chuyển, nó diễn tả hoạt động của cơ thể. Chúng tôi di chuyển đến ký túc xá là một hành động.

  • Động từ đặc biệt gồm: có 3 loại

+) To be

Gồm: Is, am, are, was, were

Với mỗi một thì khác nhau thì dùng đúng với từ khác nhau.

+) Model verbs

Có những dạng Verb khiếm khuyết như: can (có thể), could (quá khứ của “can”), may (có thể, có lẽ), might (quá khứ của “may”), must (phải – có tính chất bắt buộc), ought to (nên), shall (sẽ) , should (nên) , will (sẽ), would (quá khứ của “will”) … Chúng ta sử dụng động từ thường sau Model verbs.

CT:   Động từ khiếm khuyết     +      Động từ thường

Ví dụ:

  +) Shall I open the curtain?

=> “Shall” sẽ làm gì đó, tức Tôi sẽ mở rèm cửa và tác dụng của Trợ Verb giúp bổ nghĩa cho “Open” đứng sau, đúng ngữ pháp.

+) You must bring money for pay this bill.

=> “must” có nghĩa “phải” theo sau là động từ “bring” là “mang” theo tiền để trả hóa đơn này.

+) Trợ động từ (auxiliary verbs) là: các từ được theo sau bởi một động từ khác để tạo thành một câu hỏi, câu phủ định, hoặc thể bị động. Giúp cho câu đó đầy đủ ý nghĩa và đúng ngữ pháp.

*Có các từ chính:

 Be, Have, Do, Does, Has, Did.

Ví dụ:

+) I have purchased a new pair of shoes to replace the ones that were lost in my luggage.

=> Trong câu này “have” là trợ động từ theo sau là  “purchased” có nghĩa là mua một đôi giày mới để thay thế cho những đôi giày bị mất trong hành lý của tôi.

3. Các hình thức của từ vựng

a. Hình thức cơ sở (the base form)

Còn được gọi là dạng nguyên bản

Eg: work (làm việc), take (lấy đi);

b. Hình thức quá khứ (the past form)

Eg: worked (làm việc, took (lấy);

c. Dạng phân từ quá khứ hoặc dạng –ed (the past participle or -ed form)

Eg : worked (làm việc), taken (được thực hiện);

(Trong các từ thông thường, hình thức này giống như quá khứ, nhưng trong các động từ bất quy tắc, nó có thể khác nhau, ví dụ: took, taken.)

d. Verb với hình thức – ing ( verb the -ing form)

Eg: working ( làm việc), taking (lấy);

e. Ngôi thứ ba số ít hiện tại đơn giản, hoặc dạng –s (the third person singular present simple , or -s form)

Eg: works (làm việc), takes (lấy);

4. Vị trí 

   S        +       V        +       O

Chủ ngữ      động từ       tân ngữ

  • Verb đứng sau chủ ngữ và Verb đứng trước tân ngữ.
  • Chúng ta không được sử dụng Verb “to be” đi với Verb thường.

Eg:

+) I am see the picture of my friend.

=> Câu này lại sai, vì “am “ là V “to be”, và “see” là V thường, chúng không lại nghĩa đúng cho câu.

Sửa: I see the picture of my friend.

5. Sử dụng và dấu hiệu nhận biết 

a) Một số từ có thể thay đổi ý nghĩa hoặc chức năng của chúng tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng và những gì chúng kết hợp với. Chẳng hạn như get, make và take có nhiều ý nghĩa khác nhau.

b) Không phải lúc nào cũng có thể xác định một Verb bằng hình thức của nó. Tuy nhiên, một số từ kết thúc (hậu tố) có thể cho thấy từ đó có thể là một động từ.

+) Hậu tố (suffix)

Ví dụ:

-ate

eg: appreciate, celebrate, congratulate : đánh giá cao, ăn mừng, chúc mừng.

-en

eg: frighten, soften, widen: sợ hãi, làm mềm, mở rộng.

-ify

eg: identify, specify, qualify : xác định, chỉ định, đủ điều kiện.

-ise/-ize*

eg: realise, recognise, modernize: nhận ra, nhận ra, hiện đại hóa.

+) Tiền tố Verb điển hình

ad-

eg: adapt, admit, advance : thích nghi, thừa nhận, thăng tiến.

de-

eg: deceive, deform, describe : lừa dối, biến dạng, mô tả.

im-/in-

eg: impose, increase, inform : áp đặt, tăng lên, thông báo.

per-

eg: perform, persuade, perceive : thực hiện, thuyết phục, nhận thức.

re-

eg: recall, receive, reproduce : thu hồi, nhận, tái sản xuất.

c) Tuy nhiên, một số từ bắt đầu bằng các tiền tố này có thể thuộc về các lớp từ khác (ví dụ: increase  [noun], reception [noun]).

Eg:

I’ll email Sally to see if she is free on Thursday.

(Tôi sẽ gửi email cho Sally để xem cô ấy có rảnh vào thứ năm không.)

The government hopes to slow the growth in road traffic over the next five years.

(Chính phủ hy vọng sẽ làm chậm sự tăng trưởng trong giao thông đường bộ trong năm năm tới.)

Bài tập vận dụng

Hãy làm các bài tập trắc nghiệm dưới đây để luyện tập kiến thức vừa học nhé!

Câu 1: The burglar disappeared with the cash.
disappear is _____

Câu 2: He would tell me if he thought we were in danger.
would is _____

Câu 3: The director told the actors, “Do your best, and we’ll be a hit.”
told is _____

Câu 4: His ability to concentrate is legendary.
'is' is _____

Câu 5: Ellen nodded to the audience and sang her song.
nodded is ______

Câu 6: Her brother likes bananas, but she likes peaches.
likes is _____

Câu 7: The director told the actors, “Do your best, and we’ll be a hit.”
Do is _____

Câu 8: Dennis became impatient when Thomas took so long choosing a movie.
became is _____

Câu 9: The hiker turned quickly toward the noise behind him.
turned is _____

Câu 10: The vegetarian burger tasted like salted cardboard.
tasted is _____

Hy vọng rằng nó hữu ích đối với các bạn.

XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment