Home Blog Critical thinking là gì? Tầm quan trọng của Critical thinking

Critical thinking là gì? Tầm quan trọng của Critical thinking

by Admin




Thuật ngữ Critical thinking xuất hiện ngày càng nhiều trong các lĩnh vực của cuộc sống đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên nhiều người vẫn thực sự chưa biết Critical thinking là gì? Vì vậy bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp câu hỏi này.

Critical thinking là gì và tầm quan trọng của Critical thinking

Định nghĩa Critical thinking

Critical thinking chính là tư duy phản biện đây là kỹ năng phân tích, đánh giá chất vấn các giả thiết, lập luận để đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề. Một cách dễ hiểu nhất Critical thinking là gì? Chính là cách chúng ta đưa quan điểm về một vấn đề và chứng minh để bảo vệ cho quan điểm lập luận của mình một cách logic, rõ ràng nhất.

Critical thinking là gì?

Ý nghĩa của Critical thinking

Chúng ta đã vừa tìm hiểu Critical thinking là gì tiếp theo hãy cùng khám phá những ý nghĩa của Critical thinking trong đời sống.

Trong tư duy phản biển

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng trong các lĩnh vực của cuộc sống, trong mọi ngành nghề. Kỹ năng này giúp cho con người nâng cao được khả năng lập luận một cách mạch lạc, rõ ràng và đứng trên nhiều góc độ để đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá khách quan. Tư duy phản biện được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, pháp lý, nghiên cứu, quản lý.

Trong thực tế

Đặc biệt trong thực tế hiện nay thì Critical thinking có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa yêu cầu con người phải có tư duy linh hoạt sáng tạo cùng khả năng phân tích đánh giá, xử lý thông tin hiệu quả để giải quyết mọi vấn đề. Đồng thời có đủ khả năng để áp dụng và vận hành các công nghệ tiên tiến.

Trong kinh doanh

Trong kinh doanh tư duy phản biện góp phần tạo ra những ý tưởng mới mang đến những giải pháp hiệu quả để xử lý nhanh nhạy các vấn đề, tình huống kinh doanh. Bên cạnh đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời trong chiến lược hoạt động đảm bảo phù hợp và chính xác cho từng giai đoạn cụ thể

Đối với mỗi người chúng ta Critical thinking giúp cho việc đánh giá khả năng của bản thân những thế mạnh cũng như điểm yếu kém. Từ đó mỗi người tự điều chỉnh lại công việc, cuộc sống của mình sao cho hợp lý nhất.

Một ý nghĩa nữa của tư duy phản biện đó là giúp con người đưa ra được những nhận xét đúng đắn về nhiều vấn đề xã hội nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Critical thinking là gì và tầm quan trọng

Các cấp độ của Critical thinking

Các bạn có biết các cấp độ của Critical thinking là gì không? Sau đây là 6 cấp độ của tư duy phản biện:

Cấp độ 1 : Trình bày rõ ràng về một nội dung cụ thể nào đó

Các cuộc họp thường kéo dài và mất rất nhiều thời gian chính là vì nguyên nhân này. Đây là vấn đề mà các cơ quan, tổ chức thường xuyên xảy ra khi mà việc trình bày quan điểm vẫn cứ diễn ra một cách không rõ nghĩa nhiều cá nhân không thể hiểu được vấn đề. Việc giải thích, phản biện cứ lặp đi lặp lại nhưng vẫn không đi vào vấn đề chính trọng tâm để tìm ra phương hướng.

Cấp độ 2: Cấu trúc nói

Ở cấp độ này các bạn sẽ đưa ra các quan điểm, lập luận để bảo vệ cho ý kiến của mình. Do đó để làm tốt được điều này các bạn phải có sự chuẩn bị về cách diễn đạt sao cho thật logic để người nghe dễ nắm bắt được mấu chốt vấn đề.

Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản

Critical thinking là gì? Critical thinking là tư duy phản biện mà phản biện là không thể thiếu được sự tranh luận, phản bác từ nhiều cách nghĩ khác nhau. Vì vậy tại những buổi họp, buổi thuyết trình hay hùng biện thì những tranh luận cơ bản mang đến sự đóng góp với ý nghĩa rất lớn. Nhờ những buổi tranh luận bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm để đưa ra được lập luận sắc bén mang tính thuyết phục. Đồng thời bản thân bạn cũng sẽ có cơ hội tiếp thu học hỏi nhiều ý kiến, sáng kiến hay.

Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả

Một thực tế đó là những cuộc tranh luận quá kịch liệt sẽ rất dễ trở thành những cuộc khẩu chiến gay gắt. Vậy nên để cuộc tranh luận mang đến hiệu quả có tính xây dựng thì bạn phải có khả năng nhận định được các giả thiết ngầm được đưa ra sau những ý kiến phản bác. Đồng thời bạn phải biết có sự nhanh nhẹn linh hoạt trong tư duy để phản biện. 

Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên

Các bạn cần nhớ rằng tuy duy phản biện không phải ai cũng có sẵn ngay từ khi sinh ra mà cần phải có sự luyện tập thực hành thường xuyên. Việc tập luyện đánh giá về một vấn đề hay lĩnh vực nào đó sẽ giúp cho khả năng phản biện của bạn ngày càng được nâng cao hơn.

Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả

Khi đạt đến cấp độ này thì tư duy của bạn đã vô cùng hoàn hảo và đảm bảo đáp ứng được sự công bằng, khách quan, chính trực, khiêm tốn…

Trên đây là câu trả lời Critical thinking là gì cùng với những ý nghĩa của tư duy phản biện. Hy vọng các bạn có thể xây dựng cho mình kỹ năng tư duy hiệu quả để áp dụng trong công việc cũng như cuộc sống.

XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment