Home Học tiếng AnhNgữ pháp tiếng Anh TẤT TẦN TẬT những hiểu biết về Cấu trúc câu trong tiếng Anh

TẤT TẦN TẬT những hiểu biết về Cấu trúc câu trong tiếng Anh

by Admin




Cấu trúc câu trong tiếng Anh luôn là điểm ngữ pháp nền và căn bản mà mỗi người học đều cần nắm được khi mới tiếp cận tiếng Anh. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người gặp khó khăn trong phần kiến thức này. 

Vậy bài viết hôm nay chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc câu trong tiếng Anh cần có những phần nào và vị trí từng phần ở đâu nhé. 

Cấu trúc câu tiếng Anh gồm mấy phần? 

Một câu tiếng Anh đầy đủ thường gồm có 3 phần: Chủ ngữ, vị ngữ và các thông tin nền 

CHỦ NGỮ 

VỊ NGỮ 

CÁC THÔNG TIN NỀN 

Danh từ 

Động từ  Tân ngữ 

Các thông tin nền 

Người hoặc vật thực hiện hành động Hành động được thực hiện  Người hoặc vật chịu tác động của hành động 

Bổ sung các thông tin khác liên quan đến cách thức thực hiện hành động, địa điểm, nơi chốn hay thời gian mà hành động đó xảy ra. 

Để hiểu rõ hơn về cấu trúc chi tiết của một câu trong tiếng Anh, phần dưới đây của bài viết sẽ đi sâu và tìm hiểu từng phần cụ thể của chủ chữ ngữ, vị ngữ và các thông tin nền. 

Cấu trúc câu tiếng Anh

Cấu trúc của chủ ngữ 

Chủ ngữ là từ dùng để chỉ người hoặc vật thực hiện một hành động nào đó. 

Chủ ngữ có rất nhiều dạng, nó có thể là một danh từ, một đại từ, một cụm danh từ hay một dạng đặc biệt khác. 

1. Chủ ngữ là một danh từ 

Danh từ là những từ dùng để chỉ người hoặc vật.

Chủ ngữ ở dạng danh từ là dạng cơ bản nhất. 

Danh từ có thể là danh từ chung, danh từ riêng, danh từ số nhiều, danh từ số ít hay danh từ đếm được và danh từ không đếm được. 

Ex: 

Cat (con mèo), people (con người), ice – cream (que kem), table (cái bàn), soul (tâm hồn)….

Khi danh từ làm chủ ngữ, vị trí của danh từ luôn đứng đầu cầu, giúp người nghe xác định được câu trả lời cho câu hỏi: Ai/ Cái gì đã thực hiện hành động này?

2. Chủ ngữ là cụm danh từ 

Cụm danh từ là một cụm từ bao gồm danh từ và các từ bổ nghĩa cho danh từ ấy. 

Các từ bổ nghĩa cho danh từ có thể là danh từ, tính từ và từ hạn định. Chúng luôn có vị trí đứng trước danh từ và giúp bổ sung thông tin cho danh từ đó.

Ex: 

School friends (Những người bạn ở trường)

My mother (Mẹ của tôi)

Beautiful flowers (Những bông hoa xinh đẹp)

Those books (Những cuốn sách này)

Ngoài ra, còn có một số thành phần khác đi kèm với từ bổ nghĩa cho danh từ như trạng từ và giới từ. 

Ex: 

My really beautiful school friend 

(Cô bạn học cùng trường vô cùng xinh đẹp của tôi)

This really cute cat in the kitchen

(Chú mèo siêu dễ thương trong phòng bếp này)

Như vậy chúng ta có công thức tổng quát đầy đủ về cụm danh từ như sau:

Từ hạn định + trạng từ + tính từ + danh từ + danh từ chính + cụm giới từ

Trong đó:

  • Luôn luôn phải có danh từ chính 
  • Không nhất thiết phải có mặt đầy đủ các thành phần bổ sung cho danh từ trong một câu. 

3. Chủ ngữ là đại từ 

Từ có chức năng đại diện cho một danh từ được nhắc đến trước đó được gọi là đại từ. Bởi vì trong tiếng Anh, việc lặp lại từ đã dùng trước đó là một lỗi sai cần tránh. Vậy nên thay vì nhắc lại y nguyên cụm danh từ đã được sử dụng, chúng ta sẽ cần đến một đại từ tương ứng để thay thế. 

Ex:

My sister is a student. She is fifteen years old. 

(Chị của tôi đang là một học sinh. Chị ấy năm nay 15 tuổi.)

4. Chủ ngữ là các dạng đặc biệt khác 

Các dạng đặc biệt trong tiếng Anh cũng có thể được sử dụng để làm chủ ngữ trong câu. Ở bài này, các bạn hãy lưu ý ba trường hợp đặc biệt sau đây:

a. Dạng danh động từ (V + ing)

Ex:

Learning English is necessary. 

(Việc học tiếng Anh là rất cần thiết.)

b. Dạng to V 

Ex:

To travel the world is my dream. 

(Du lịch vòng quanh thế giới luôn là mơ ước của tôi.)

c. Dạng that + clause 

Ex: 

That he believes his own story is remarkable. 

(Anh ta tin rằng câu chuyện của chính bản thân anh ta là đáng chú ý.)

Cấu trúc cấu trong tiếng Anh

Cấu trúc của vị ngữ 

Phần dùng để diễn đạt hành động hoặc tính chất của chủ ngữ và tân ngữ chịu tác động của hành động đó nếu có sẽ đóng vai trò là vị ngữ.

Ta có các công thức tổng quát về vị ngữ như sau:

1. Trợ động từ + động từ chính + tân ngữ (nếu có)

Trong đó: 

a. Trợ động từ 

Là các từ như do, does, did, has, have, had. 

Nó thường được sử dụng với “not” khi phủ định một điều gì đó, muốn nhấn mạnh vào hành động đi ngay sau nó hoặc dùng để chia động từ phù hợp với các thì trong câu. 

b. Động từ chính 

Động từ chính không được phép lược bỏ trong câu, nó là phần chính của câu và một câu có thể có nhiều động từ chính. 

c. Tân ngữ 

Tân ngữ chỉ người hoặc vật chịu tác động của hành động mà chủ ngữ thực hiện. Nó có thể có hoặc không trong câu, tùy vào động từ chính là nội hay ngoại động từ

Các dạng của tân ngữ là cụm danh từ, danh động từ, động từ to V, đại từ hay that + mệnh đề. 

Ex:

I don’t like him. 

(Tôi không thích anh ấy.)

She decided to go home. 

(Cô ấy đã quyết định trở về nhà.)

I know that they are leaving.

(Tớ biết rằng họ sẽ rời đi.)

2. Động từ + tính từ 

Động từ chính khi đi kèm với tính từ thường là những từ: become, feel, look, sound, seem….

Ex:

He looks excited.

(Anh ấy nhìn có vẻ phấn khởi.)

3. Động từ “to be”/“to become” + cụm danh từ/cụm giới từ/cụm tính từ

  • Động từ “to be”, “to become” có thể là is/ am/ are/ were/ was/ become…
  • Cụm danh từ có dạng giống với cụm danh từ khi sử dụng làm chủ ngữ. 
  • Cụm giới từ thường được sử dụng để chỉ vị trí, nơi chốn của chủ ngữ. 

Ex:

My mother is a doctor. 

(Mẹ tôi là một bác sĩ.)

She became a painter. 

(Cô ấy đã trở thành một họa sĩ)

The chickens are in the kitchen.

(Những con gà ở trong nhà bếp.)

Các thông tin nền khác trong câu 

Các thông tin nền trong câu là những cụm từ bổ sung các thông tin liên quan đến hành động, chẳng hạn như nơi chốn, cách thức, thời điểm, lí do mà hành động đó xảy ra. 

Chúng ta gọi nó là “thông tin nền” bởi vì nó chỉ làm nền, bổ sung thêm ý nghĩa cho câu chứ không cần thiết phải có để tạo nên một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh. 

Vị trí của thông tin nền cũng khá linh hoạt, có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc đứng ngay sau chủ ngữ. 

Thông tin nền có thể là một trong 3 loại sau:

1. Cụm giới từ 

Diễn tả vị trí, thời điểm, nơi chốn hành động diễn ra. 

Ex:

My father is reading newspaper in the living room. 

(Bố tôi đang đọc báo ngoài phòng khách.)

2. Trạng từ 

Diễn tả cách thức của hành động. 

Ex:

Nick runs very fast. 

(Nick chạy rất nhanh.)

3.  Ving hoặc to V 

To V và Ving được sử dụng để diễn tả mục đích của hành động hoặc diễn tả một hành động khác xảy ra cùng lúc.

Ex: 

I’m finding some amazing books to read.

(Tôi đang tìm một vài cuốn sách hay để đọc.)

She is eating the fruit standing up.

(Cô ấy vừa đứng vừa ăn hoa quả.)

Cấu trúc câu trong tiếng Anh vốn không hề khó hay phức tạp như bạn vẫn tưởng, chỉ cần nắm rõ vị trí và vai trò của từng phần thì việc tạo lập nên một câu văn hoàn chỉnh mới theo ý mình là điều hoàn toàn dễ dàng. 

Hy vọng với những thông tin mình đã chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu rõ và nắm vững được kiến thức về cấu trúc câu tiếng Anh

Bạn có thể xem thêm ngữ pháp tiếng anh tại: https://verbalearn.com/ngu-phap-tieng-anh/

Chúc bạn học tốt và cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!.

XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment